Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cho người dân xem bóng vi sinh trong lúc thị sát tại Bangkok hôm 3/11. Ảnh: AFP. |
Ngày 3/11, hàng trăm cư dân thủ đô Bangkok của Thái Lan tập trung tại khu mua sắm Amarin Plaza ở trung thành phố và làm bóng vi sinh để làm sạch nước bị ô nhiễm tại các khu vực lụt lội. Đây là hoạt động do nhóm tình nguyện viên địa phương tổ chức.Sự kiện đã thu hút rất nhiều tình nguyện viên, bao gồm cả nhân viên văn phòng, sinh viên địa phương và thậm chí cả du khách nước ngoài, Xinhuađưa tin.
Với thành phần chủ yếu là đất, cám gạo và các vi khuẩn, bóng vi sinh - kích cỡ tương đương quả bóng tennis - có khả năng làm sạch 10 lít mỗi lần. Người ta có thể dùng mỗi quả trong khoảng một tháng.
Danal Chanchaochai, một thành viên trong nhóm tổ chức sự kiện làm bóng, cho biết, do vi trùng lây lan trong nước nên sức khỏe của người dân vùng lũ có thể bị đe dọa. Nhóm tình nguyện viên tổ chức sự kiện nhằm hướng dẫn người dân các bước đơn giản để làm bóng vi sinh khi thành phố xảy ra ngập lụt. Họ kêu gọi mọi người giúp đỡ họ quảng bá cách làm bóng trên các phương tiện truyền thông, trang mạng xã hội như Facebook và Twitter.
Bóng vi sinh được tạo ra từ đất, cám gạo. Ảnh: The Nation. |
Các tình nguyện viên và người dân đã tạo ra khoảng 130.000 bóng vi sinh trong vài ngày qua. Họ phân phối bóng tới các nạn nhân vùng lũ ở Bangkok và một số khu vực khác.
Giới chức Thái Lan tuyên bố họ sẽ đưa hàng tỉ quả bóng vi sinh tới các tỉnh bị ngập để xử lý nước bẩn.
Lũ lụt diễn ra suốt hơn 3 tháng qua tại Thái Lan khiến ít nhất 442 người thiệt mạng. Thiệt hại kinh tế ước tính bước đầu vào khoảng 4,9 tỷ USD, tương đương với khoảng 1,3 tới 1,5% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm. Nhiều quận của Bangkok ngày bị ngập sâu hơn trong cơn "đại hồng thủy" và số khu dân cư được lệnh sơ tán ngày một nhiều. Hiện một phần năm thành phố đã bị ngập nước. Các tuyến xe buýt đã phải ngừng hoạt động ở nhiều khu vực của thủ đô Thái Lan, và chỉ có các xe tải quân sự mới có thể vào được những nơi bị ngập.