Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Giáo sư Paul Krugman, người vừa đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008 cảnh báo thế giới có nguy cơ đối mặt với cuộc suy thoái kéo dài hàng thập kỷ giống như những gì đã diễn ra tại Nhật Bản những năm 1990.
Giáo sư Paul Krugman. Ảnh: Reuters. |
Trong cuộc họp báo nhân dịp nhà kinh tế học này đến
"Tôi lo sợ rằng chúng ta sẽ chứng kiến cuộc suy thoái trên toàn thế giới giống như ở Nhật Bản trong những năm 1990, vốn kéo dài hàng thập kỷ. Nếu điều đó xảy ra chúng ta sẽ sống trong một thế giới mà lãi suất bằng 0, giảm phát, không có dấu hiệu phục hồi và tình trạng này sẽ xảy ra trong thời gian rất dài. Thật không may là điều đó rất dễ xảy ra".
Theo ông, đã có những dấu hiệu báo trước về cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị giống như những gì từng xảy ra ở các nước Argentina và Indonesia trong những năm 1990 và đầu những năm 2000.
Krugman nói thêm: “Chúng ta sẽ thấy nền kinh tế thế giới còn đình trệ cho đến hết năm 2011 và có thể còn lâu hơn. Hiện tại, tôi chưa nhìn thấy nơi nào an toàn trên thế giới này cả.”
Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại
Ngân Hàng Thế Giới nói rằng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại đáng kể trong năm tới, trong khi các hoạt động thương mại thế giới co cụm lại lần đầu tiên kể từ năm 1982.
Trong một phúc trình công bố hôm thứ Ba, Ngân Hàng Thế Giới dự kiến nền thương mại thế giới sẽ sụt giảm hơn 2 phần trăm trong năm tới, và theo ngân hàng này thì đây sẽ là yếu tố kéo thấp mức xuất khẩu của các nước đang phát triển.
Phúc trình này cũng nói giá cả các mặt hàng quan yếu, kể cả dầu hỏa và thực phẩm, sẽ giảm hơn nữa trong năm tới.
Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói sự kiện giá lương thực-thực phẩm tăng vọt hồi đầu năm nay đã khiến 40 triệu người lâm vào cảnh đói kém.
Tổng cộng có 963 triệu người bị liệt vào thành phần đói và suy dinh dưỡng kinh niên. Đại đa số, lên tới 94 phần trăm, sinh sống tại các nước đang phát triển.
Tổ Chức Lương Nông nói cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể làm cho tình hình còn tệ hại hơn thế nữa.
Các quốc gia giàu có cũng đang chịu cảnh kinh tế trì trệ. Đại công ty Sony của Nhật Bản đã loan báo sẽ cắt 8.000 công ăn việc làm trên toàn thế giới. Phân nửa các công việc đó là việc bán thời gian hoặc việc phù động.
(Theo AP, VnExpress, VOA)