Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Những loài vật kỳ lạ của Việt Nam và thế giới Tin ảnh

(12:36:22 PM 03/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Dơi quỷ, rắn mắt màu ngọc đỏ, ếch bay ma cà rồng được phát hiện ở Việt Nam. Chúng có tên trong danh sách 9 loài động vật kỳ lạ do tạp chí National Geographic công bố.

 

Mới đây, tổ chức bảo tồn quốc tế Fauna & Flora (FFI) đã phát hiện 3 loài dơi mới tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có loài dơi mặt quỷ ở Việt Nam. Chúng có lông phần đầu và lưng đen, tương phản với phần bụng có màu hơi trắng.

Mặc dù các tên nghe rất hung bạo, nhưng loài dơi này rất nhút nhát, luôn sống trong những khu rừng xa môi trường con người. Tuy nhiên, nếu bị bắt, chúng sẽ trở nên hung dữ. "Chúng sẽ cố gắng để có thể thoát ra", ông Neil Furey, một nhà sinh học thuộc FFI nói. Ảnh: Gabor Csorba/HNHM.

Cá mập một mắt. Một ngư dân đã tìm thấy loài này trong bụng con cá mập vừa đánh bắt ở ngoài khơi vịnh California, Mexico. Khi mổ bụng cá mập, các ngư dân thấy một bào thai dài 56cm, chỉ duy nhất một mắt ở trước đầu.

Theo các nhà khoa học, loài cá này chưa xuất hiện trong các tài liệu nghiên cứu trước đây. Trong khi, theo tiến sĩ Jim Gelsleichter, thuộc đại học North Florida, Mỹ, loài cá này không tồn tại trong tự nhiên. Ảnh: Marcela Bejarano/Álvarez.

Nấm điều khiển trí não. Một loài nấm mới có tên khoa học là Ophiocordyceps camponoti-balzani, sống trên đầu con kiến trong rừng nhiệt đời ở Brazil. Loài nấm này có khả năng kiểm soát não bộ của kiến, sau đó giết chết con vật rồi chui vào vị trí lý tưởng trong cơ thể con kiến để phát triển và phát tán tế bào. Ảnh: David Hughes.
Nhóm nghiên cứu trường đại học Princeton phát hiện một loài giun ở độ sâu khoảng 3.500m, cách vỏ trái đất hơn 1,3 km. Đây là loài động vật sống ở độ sâu chưa từng thấy từ trước tới nay. Ảnh: University Ghent.
Ếch bay ma cà rồng được các nhà khoa học phát hiện trong một số khu rừng Việt Nam, có tên khoa học là Rhacophorus vampyrus. Tên gọi này xuất phát từ đặc điểm của những chiếc răng nanh màu đen lạ của chúng. Loài này dài khoảng 5cm và chỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới ở miền nam Việt Nam. Ảnh: Australian Museum.

Khủng long ma. Tháng 4 năm nay, các nhà khảo cổ thuộc viện bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Mỹ phát hiện ra loài khủng long mới có hộp sọ không bình thường tên là Daemonosaurus chauliodus.

"Nó có cái mõm ngắn, sâu và hàm răng phía trước thật kỳ lạ", Dieter Sues, nhà cổ sinh vật học nói. Ảnh: Jeffrey Martz/Nationalgeographic.

Loài rắn hổ lục tí hon, được xem là một trong những con rắn hổ lục nhỏ nhất trên thế giới. Tiến sĩ Jian-Huan Yang và các cộng sự đã tìm thấy nó trong một cuộc khảo sát rừng Maolan, thuộc khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia ở Quý Châu, Trung Quốc. Chiều dài tối đa của chúng khi trưởng thành là 70cm. Chúng có thể phóng độc tố gây độc. Ảnh: Jian-Huan Yang.
Ếch có răng nanh. Các nhà khoa học phát hiện 13 loài ếch mới có răng nanh trên đảo Sulawesi ở Indonesia tháng 8 vừa qua. Tiến sĩ Ben Evans, đại học McMaster, Canada - người đứng đầu nghiên cứu, cho biết răng nanh của các loài ếch này không phải là răng thực sự mà là phần xương hàm nhô lên và một vài chiếc răng trong số chúng không thể nhìn thấy qua khe nướu. Ảnh: Ben Evans.
Rắn mắt màu ngọc đỏ. Loài này có tên khoa học Cryptelytrops rubeus, sống ẩn nấp trong các khu rừng gần TP HCM, các ngọn đồi thấp ở miền nam Việt Nam và miền đông Campuchia. Ảnh: Jeremy Holde.


Trang Nguyên (Vnexpress)