Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Cẩn thận với chiến tranh nước

(23:39:15 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Những trận chiến của ngày mai sẽ liên quan đến nước và Châu Á có vẻ là điểm dễ xảy ra chiến tranh nước nhất, do một số nước lợi dụng vị trí ven sông hay địa vị thống trị của họ.

Những trận chiến của ngày mai sẽ liên quan đến nước và Châu Á có vẻ là điểm dễ xảy ra chiến tranh nước nhất, do một số nước lợi dụng vị trí ven sông hay địa vị thống trị của họ.

 

Trong chuyến thăm Bắc Kinh (Trung Quốc) mới đây, Thủ  tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết ông đưa ra vấn đề các sông quốc tế bắt nguồn từ Tây Tạng và nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của các dự án thủy lợi của Trung Quốc.

 

Thông qua kiểm soát cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc kiểm soát dòng chảy của một số hệ thống sông lớn, đường giao thông huyết mạch tới nam và đông nam Châu Á.

 

Trung Quốc đang thực hiện một số dự án chuyển giao nước liên lưu vực và liên sông lớn. Dự án Chuyển giao Nước Đại Nam – Bắc của Trung Quốc nhằm lấy nước qua các kênh nhân tạo tới miền bắc khô hạn.

  

Việc điều chỉnh nước từ cao nguyên Tây Tạng trong giai đoạn thứ ba của dự án nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.

 

Nước đang gắn với an ninh ở một số khu vực trên thế giới. Các trận chiến của ngày hôm qua là để giành đất đai. Các trận chiến của ngày nay nhằm giành năng lượng. Nhưng các trận chiến của ngày mai sẽ liên quan đến nước. Và không có nơi nào khác viễn cảnh đó dễ xảy ra hơn ở Châu Á, châu lục lớn nhất và đông dân nhất.

 

Sẽ diễn ra một tương lai nóng hơn, khô hạn hơn do ấm nóng toàn cầu gây ra. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN) năm 2006, Châu Á có ít nước ngọt trên đầu người hơn so với các châu lục khác là 3.920 mét khối trừ Nam Cực.

 

Với chi tiêu cho quân sự tăng nhanh nhất thế giới, những điểm nóng nguy hiểm nhất thế giới và giao tranh tài nguyên ác liệt nhất, Châu Á có vẻ là điểm dễ xảy ra chiến tranh nước nhất, do một số nước lợi dụng vị trí ven sông hay địa vị thống trị của họ.

 

Các đập ở thượng nguồn, kênh và các hệ thống tưới tiêu có thể làm cho nước trở thành vũ khí chính trị, vũ khí có thể được sử dụng công khai trong một cuộc chiến tranh, hay được sử dụng tinh vi trong thời bình. 

 

Tác dụng đòn bẩy của nước có thể thúc đẩy một quốc gia vùng hạ lưu xây dựng các tiềm lực quân sự giúp đối trọng với bất lợi ven sông của mình.

 

Ngoài Nhật Bản, Malaysia, và Miến Điện (Burma), các nước Châu Á đang đối mặt với tình trạng thiếu nước. Một số quốc gia ở vị trí thấp hơn so với mực nước biển như BangladeshMaldives, những nơi thường bị nước mặn tràn vào và thường xuyên xảy ra  lũ lụt. Bangladesh ngày nay có quá nhiều nước nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Thành lập năm 1971, nước này đối mặt với bóng ma của nấm mồ nước.

 

Trung Quốc và Ấn Độ đang chịu áp lực về nước. Sự mở rộng các nông trang cần tưới tiêu và các ngành sử dụng nhiều nước và tăng tầng lớp trung lưu đang cần nhiều nước hơn.

 

Hai cường quốc khổng lồ về dân số này đã bước vào kỷ nguyên thiếu nước thường xuyên. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh của các nước này có thể chậm lại nếu nhu cầu về nước tiếp tục tăng nhanh như hiện nay.

 

Ngoài ra, thiếu nước có thể khiến Trung Quốc và Ấn Độ từ nước xuất khẩu thực phẩm thành nước nhập khẩu lớn, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

 

Mặc dù đất trồng trọt của Ấn Độ rộng hơn Trung Quốc - 160,5 triệu hectare so với 137,1 triệu hectare - tất cả các sông lớn của Ấn Độ trừ một sông đều bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Trong khi sông Hằng (Ganges) bắt nguồn từ sườn dãy Himalaya của Ấn Độ, hai nhánh chính con sông chảy từ Tây Tạng - cao nguyên lớn nhất thế giới.

 

Hầu hết các sông lớn của Châu Á bắt nguồn từ đây. Vị thế của Tây Tạng là độc nhất vô nhị: Không nơi nào khác trên thế giới chứa nước lớn như vậy, đóng vai trò như một huyết mạch giao thông thủy cho hầu như toàn bộ châu lục.

 

Theo Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, khan hiếm nước đe doạ “sự sống còn của Trung Quốc”. Nhưng trong quá trình tìm kiếm giải quyết thách thức đó, các dự án lớn của Trung Quốc sẽ đe doạ phá huỷ hệ sinh thái của Tây Tạng.

 

Chúng cũng mang tới mầm mống của các cuộc xung đột giữa các nước ven sông. Chính trị liên quan đến thủy lợi ở lưu vực sông Mekong, ví dụ, có thể trầm trọng hơn khi Trung Quốc phớt lờ các quan ngại của các quốc gia vùng hạ lưu, xây dựng nhiều đập ở thượng nguồn hơn trên Sông Mekong. 

 

Trong khi có những nỗ lực không mấy nhiệt tình để chấm dứt lo lắng của Ấn Độ về kế hoạch chuyển hướng dòng chảy sang phía bắc sông Brahmaputr, cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc (Sino) liên quan đến chia sẻ nước sông Brahamputra có thể xảy ra không lâu nữa khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng nhà máy thuỷ lợi lớn nhất thế giới trên khúc ngoặt lớn của sông. Các dự án thượng nguồn là nguyên nhân gây ra các đợt lũ lụt đột ngột ở Arunachal và Himachal Pradesh. 

 

Cách ngăn chặn hay quản lý những xung đột về nước ở Châu Á là xây dựng các điều khoản lưu vực sông hợp tác liên quan đến tất cả các nước láng giềng ven sông.

 

Các điều khoản thể chế như vậy nên tập trung vào việc minh bạch, chia sẻ thông tin, kiểm soát ô nhiễm và một cam kết không điều chỉnh dòng chảy tự nhiên của các sông xuyên biên giới hay thực hiện các dự án làm giảm các dòng chảy xuyên biên giới.

 

Các hiệp định liên lưu vực thành công - như hiệp định đối với các sông Indus, Nile, và Senegal - được lập nên dựa trên những nguyên tắc đó. Thiếu hợp tác thể chế hoá đối với các nguồn tài nguyên chung, hoà bình sẽ trở nên dễ bị tổn thương ở Châu Á khi nước trở thành chiến trường mới. 

 

Thu Hương (theo timesofindia.indiatimes.com)

...............................................................................

 

Để xem bản gốc tiếng Anh, vào: http://vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=49&cate2=142&msgId=11242&lang=1