Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, mạng xã hội có vai trò quan trọng đối với báo chí trong việc cung cấp thông tin, đề tài, quảng bá và xây dựng giá trị thương hiệu cho cơ quan báo chí và nhà báo. Đó cũng là kênh tương tác của báo chí với độc giả góp phần làm thay đổi quy trình làm báo truyền thống trước đây...
Toàn cảnh hội thảo - Nguồn: Internet
Song, mạng xã hội không phải là phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin trên mạng xã hội không phải là nguồn tin chính thống, chỉ mang tính cá nhân, phạm vi thông tin dàn trải, vụn vặt, thiếu kiểm chứng, có động cơ, mục đích không rõ ràng, thậm chí là xuyên tạc, lừa đảo. Vì vậy, việc tiếp nhận, kiểm chứng và “chính thống hoá” thông tin trên mạng xã hội, đòi hỏi các cơ quan báo chí, nhà báo phải thận trọng, cân nhắc khi chọn lọc.
Ông Lưu Vũ Hải - Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho rằng: Nếu nhà báo, cơ quan báo chí không kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội sẽ dẫn đến thông tin sai sự thật, có thể gây tác động xấu đến dư luận xã hội. Đối với các thông tin có động cơ, mục đích xấu trên mạng xã hội; nếu cơ quan báo chí, nhà báo không nhận biết được mà sử dụng để đăng tải sẽ vô tình tiếp tay cho sự lừa đảo.
Theo Bộ Thông tin Truyền thông, hiện Việt Nam có 130 mạng xã hội đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ. Trong đó, có một số mạng xã hội đã thu hút hàng triệu người sử dụng như ZingMe với 5,1 triệu người; Facebook 2,9 triệu người; Yume gần 2,9 triệu người... Cũng tại hội thảo, đại diện Bộ Thông tin Truyền thông một lần nữa khẳng định: Việt Nam không áp dụng bất kỳ một biện pháp nào để chặn các mạng xã hội nói chung và mạng facebook nói riêng.
Thông tin trên mạng xã hội không phải là nguồn tin chính thống, chỉ mang tính cá nhân, phạm vi thông tin dàn trải, vụn vặt, thiếu kiểm chứng, có động cơ, mục đích không rõ ràng, thậm chí là xuyên tạc, lừa đảo. Vì vậy, việc tiếp nhận, kiểm chứng và “chính thống hoá” thông tin trên mạng xã hội, đòi hỏi các cơ quan báo chí, nhà báo phải thận trọng, cân nhắc khi chọn lọc.