Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng, bạn tình là những người “trái dấu”. Đã có rất nhiều hoạt động để phòng lây, hỗ trợ cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao như người tiêm chích, gái mại dâm; nhưng bạn tình của người nhiễm HIV thì hoàn toàn bỏ trống. Thế nên là người vợ, lúc nào chị cũng phải chủ động chuẩn bị “bao”, không để lúc nào bị lỡ cả. Y tế cơ sở chưa có tư vấn, thuốc hay trợ giúp cho những cặp vợ chồng trái dấu như chị. Anh cũng không muốn chị phải đánh đổi cả sức khỏe và một đời người để hai người có cơ hội được thêm một đứa con. Đảo này từng là một điểm nóng về HIV/AIDS, nhiều cặp vợ chồng trên đảo cũng là “trái dấu” như thế. Người chết vì HIV/AIDS vẫn còn nhiều. Đến năm 2011, vẫn còn trên 70% trong số 190.902 người bị nhiễm HIV ở VN chưa được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế. Trong khi đó, số người nhiễm HIV/AIDS bị tử vong kể từ đầu năm 2006 đến 2010 đã gần 50.000 người. Hiện còn 44.022 người khác đang giai đoạn AIDS... Tiến sĩ Bùi Đức Dương - Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế - cho biết, số người bị nhiễm HIV/AIDS đến chăm sóc, được điều trị hiện chỉ chiếm chưa đầy 30% trong tổng số 190.902 người bị nhiễm HIV hiện nay. Nghiên cứu năm 2009 của Dự án chính sách y tế cho thấy, khoảng 14% vợ/bạn tình của người tiêm chích ma tuý nhiễm HIV. Nhiều người sợ sẽ bị bạo lực hoặc mắng chửi nếu yêu cầu, nên chỉ có khoảng 30% số chị em cho biết có dùng bao caosu với bạn tình. (Chris Fontaine - cố vấn quan hệ đối tác Tổ chức Phối hợp phòng, chống HIV/AIDS Liên Hợp Quốc). Q.Duy - T.Hải
Liều mạng để sinh con
Chị Linh (ở quận Long Biên, Hà Nội) lập gia đình đã 8 năm với người chồng nhiễm HIV. Ba năm sau, thấy tuổi sinh con cũng sắp hết hạn, sau khi khám sức khỏe, chị bàn với chồng phải “liều” không dùng bao caosu để có em bé. Mang thai và chuyển dạ, Linh đều uống thuốc phòng lây mẹ - con theo hướng dẫn của bác sĩ. Giờ đây, em bé đã 4 tuổi, có kết quả xét nghiệm âm tính. Sau khi sinh con, hai anh chị đều áp dụng biện pháp quan hệ an toàn. Nhưng từ đó, chị Linh chưa một lần dám đi xét nghiệm HIV lại, bởi nỗi lo lắng kết quả dương tính luôn thường trực. Vợ chồng chị Đoàn Thu H ở một đảo (Vân Đồn, Quảng Ninh) lấy nhau đã 3 năm, có một cậu con trai 1 tuổi. Hồi đó, chị sinh em bé rồi mới biết chồng nhiễm, rất may là chị và con không bị.
Phụ nữ khoẻ mạnh có chồng nhiễm HIV đã chấp nhận đánh đổi cuộc đời để sinh con.
Ngày 26.10, lần đầu tiên tại Hà Nội có một hội thảo mà ở đó, những người vợ “âm tính” của người nhiễm HIV cùng bày tỏ tiếng nói mà hiện nay vẫn còn bị bỏ quên. BS Khuất Thị Hải Oanh - GĐ Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI), đơn vị tổ chức cuộc hội thảo “Tiếng nói bị bỏ quên - những vấn đề của bạn tình “âm tính” của người nhiễm HIV và các cặp đôi trái dấu” - cho hay: Một cặp vợ chồng “trái dấu”, tình trạng nhiễm có thể phát hiện bất cứ lúc nào, trước hay sau khi cưới.
Theo nghiên cứu của SCDI, chỉ có khoảng 18% biết được vợ/chồng hay bạn tình nhiễm HIV trước khi gắn bó. Vì thế, thường bạn tình “âm tính” là người bị động khi lựa chọn sống chung, nhưng họ phải chủ động áp dụng phòng lây cho mình. Nhiều người không được bạn đời đồng thuận như trường hợp chị M. Anh ấy dương tính, còn chị thì không. Anh bắt chị không được dùng bao. Dù chị van xin chồng hãy giữ cho chị để sau này chị còn sống khỏe mạnh mà nuôi con, nhưng anh nói thẳng là sẽ làm cho chị nhiễm để sau này không còn đi được với ai. Giờ chị ấy đã nhiễm rồi.
BS Oanh cũng cho biết: Các nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ trong các cặp cọc cạch như thế rất đa dạng và phức tạp. Họ rất cần được hỗ trợ về dự phòng lây, giảm thiểu nguy cơ khi thụ thai, tránh thai, tư vấn về quan hệ lứa đôi. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu của bạn tình “âm tính” còn chưa được tìm hiểu và cũng chưa có nơi nào cung cấp các dịch vụ này. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cũng thừa nhận như vậy. Tuy nhiên, ông cũng hé mở một hy vọng: “Nghị định 12 - năm 2003 không cho phép áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản cho người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, Luật Phòng, chống AIDS có hiệu lực từ năm 2007 đã nhắc đến và hợp pháp hóa quyền sinh con của họ”.