Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WSC) vừa qua phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức hội thảo ‘Go For Zero - Nói không với tiêu thụ động vật hoang dã’ nhằm nâng cao nhận thức của giới doanh nhân, doanh nghiệp về bảo vệ động vật hoang tại Việt Nam.
Bà Trương Thanh Thanh, ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện bảo vệ động vật hoang dã trong khối doanh nghiệp với TS Scott Roberton. Ảnh: Thanh Nga. |
Tại sự kiện này, FPT đã ký thỏa thuận cam kết thực hiện bảo vệ động vật hoang dã với WCS. “Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên FPT sẽ cam kết thực hiện Nói không với tiêu thụ động vật hoang dã. Với thế mạnh về công nghệ, FPT cũng sẽ lan truyền thông điệp này tới cộng đồng, xã hội”, Phó Chủ tịch HĐQT FPT Trương Thanh Thanh khẳng định.
Bà Thanh nói thêm: “Tham gia Go For Zero, FPT mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng những hành động thiết thực, như tăng cường ý thức bảo vệ động vật hoang dã cho cán bộ nhân viên trong công ty, góp phần bảo vệ môi trường.
Các nhà bảo tồn hy vọng việc làm của doanh nghiệp này sẽ là ‘đòn bẩy’ cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam cùng tham gia công tác bảo vệ động vật hoang dã.
"Go For Zero - Nói không với tiêu thụ động vật hoang dã được pháp luật bảo vệ” là chương trình thuộc dự án “Thúc đẩy hỗ trợ từ khu vực doanh nghiệp Việt Nam nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ trái phép các loài bị đe dọa được bảo vệ” của WCS tài trợ bởi Quỹ Đối tác các Hệ Sinh thái Trọng yếu (CEPF).
Giám đốc Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam (WCS), tiến sĩ Scott Roberton nhận xét rằng những năm qua kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, nhưng Việt Nam đã phải trả giá bằng những hy sinh về môi trường, thiên nhiên, những khu rừng tự nhiên vị chặt phá, động vật hoang dã bị săn bắt tới mức tuyệt chủng.
Trên thế giới, việc bảo vệ động vật hoang dã và môi trường là một trong các chính sách lớn trong chiến lược CSR (trách nhiệm xã hội) của các doanh nghiệp. "Do đó, bằng các hoạt động của mình, WCS mong muốn được giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam hiểu được tại sao phải nâng cao ý thức bảo vệ cũng như giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã", tiến sĩ Scott nói.
“Thông tin loài tê giác một sừng bị tuyệt chủng vừa qua đã cho thấy công tác bảo vệ động vật hoang dã chưa tốt. Đây là “giá đắt” mà Việt Nam phải trả sau những nỗ lực rất lớn về phát triển kinh tế vài năm qua”, Scott cho hay.
Theo nghiên cứu của WCS, trong rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài động vật này, doanh nhân chính là một trong những đối tượng tiêu thụ động vật hoang dã với tỷ lệ 43% số khách hàng.
Từng có nhiều năm gắn bó với công tác bảo vệ động vật hoang dã, giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank), bà Victoria KwaKwa, cũng cho rằng, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, hiện nay không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh tốt, mà còn phải tạo ra sự cạnh tranh trên toàn cầu thông qua các chương trình xã hội, bảo vệ môi trường, động vật hoang dã.