Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau sóng thần. |
Theo Viện nghiên cứu không khí Na Uy, hệ thống máy cảm biến trên toàn thế giới phát hiện mức độ phóng xạ caesium 137 rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima cao hơn nhiều so với ước tính ban đầu. Chính phủ Nhật Bản ước tính 15.000 terabecquerel chất caesium thoát ra không khí sau khi nhà máy bị hư hỏng sau trận động đất, sóng thần, trong khi nghiên cứu mới cho thấy con số này lên đến 30.000 terabecquerel, tương đương 40% toàn bộ lượng rò rỉ phóng xạ của nhà máy Chernobyl.
Andreas Stohl, tác giả nghiên cứu sơ bộ nói trên, tập trung vào nghiên cứu sự phát xạ caesium 137 - chất chậm phân hủy, có chu kì bán rã khoảng 30 năm, là nguyên nhân gây căn bệnh ung thư.
Sở dĩ có sự khác biệt về số liệu nhiều khả năng là do dữ liệu ở Nhật Bản không tính đến sự phát thải phóng xạ trực tiếp ra biển. Khoảng 20% chất caesium ngấm vào đất đai, trong khi phần còn lại được cho là xả thẳng xuống Thái Bình Dương, cùng với khoảng 2% ngấm xuống đất đai ngoài phạm vi nước Nhật.
Cơ quan An toàn công nghiệp hạt nhân Nhật Bản cho biết chưa thể bình luận gì, bởi chưa xem xét kỹ nội dung nghiên cứu trên. Đây là một trong hai báo cáo quốc tế vừa được đưa ra trong tuần này, nghiên cứu thêm về lượng caesium 137 rò rỉ ra Thái Bình Dương.
Theo đó, từ ngày 21 tháng 3 tới giữa tháng 7, có tới 27.1 tỉ triệu becquerel chất caesium 137 đổ xuống biển - số liệu của Viện Bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân - cơ quan theo dõi hạt nhân của Pháp cho biết.
"Đây là lượng rò rỉ hạt nhân ra biển do con người gây nên lớn nhất từ trước tới nay" - thông cáo báo chí của viện viết.
Tuy nhiên, báo cáo cũng phát hiện ra rằng, lượng caesium được giảm bớt đáng kể, do đó không gây nên mối đe dọa đáng kể cho các loài sinh vật gần bờ.