Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
"Mốt" có hại
Thay cửa sổ từ cửa gỗ sang cửa kính, lắp điều hòa, chị Lê Thị Thu (Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cẩn thận treo gói hương bạc hà lên góc nhà. Mỗi lần mở cửa, thấy mùi man mát, cay cay chị rất hài lòng. Không chỉ dùng trong phòng ngủ, chị còn sử cả phòng ăn và phòng làm việc của hai vợ chồng.
Chị cho biết: "Sau nhiều lần đi Spa, tôi rất thích thú với các mùi hương quê như hương sả, bồ kết, cỏ dại... mà cửa hàng hay dùng. Hỏi nhân viên, được biết cửa hàng dùng các loại hương liệu bán sẵn trên thị trường đặt vào trong các phòng tạo mùi thơm. Muốn có mùi hương này trong gia đình, tôi đã mua 3 gói bạc hà ở phố Hàng Buồm, Hà Nội về sử dụng." Mới mua chiếc xe ô tôi, anh Nguyễn Văn Phong (Nguyễn Thị Định, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng phải tìm mua hương liệu loại mùi cà phê để át đi mùi nhựa và mùi sơn mới. Anh Phong cho biết: "Nhà có trẻ con, xe mới, các cháu không chịu nổi mùi sơn và nhựa, tôi phải mua hương liệu mùi cà phê dạng nước để phun vào trong xe. Nếu xe đóng kín suốt thì hương liệu giữ được chừng 1 tuần, phun 3 lần thì mùi xe mới mới bớt hẳn. Sau này, khi không phun nữa tôi thường sử dụng túi thơm." Muốn làm cho không gian trở lên sang trọng, thi vị và lãng mạn, nhiều hàng cà phê ở Hà Nội đã đặt rất nhiều nến thơm và nước hương liệu tại tầng 1. Và cũng chính nhờ chiêu này, trung bình, mối buổi tối, cửa hàng đã có hàng trăm bạn trẻ ghé tới. Một nhân viên nhà hàng ở đây cho biết. Trung bình, một buổi tối, riêng tầng 1 đã tốn khoảng 50 cây nến thơm và có sự hỗ trợ của nước tinh dầu thơm. Thường của hàng phun hương liệu vào lúc 6h30 và 7h là tầm khách đến, mùi hương mỗi ngày sẽ do cửa hàng sắp xếp. Ẩn họa Nếu chợ Đồng Xuân nổi tiếng với các loại hương liệu gia vị không thiếu mùi gì thì phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng nổi tiếng vì có tới hàng trăm loại tinh dầu, hương liệu dùng trong mỹ phẩm, làm thơm phòng... Theo khảo sát của phóng viên chiều 21/9, tại con phố này, có tới 3 cửa hàng lớn bày bán hàng chục tới hàng trăm các can tinh dầu, hộp hương liệu. Theo chủ cửa hàng Tuyết Quỳnh ở Hàng Buồm, cửa hàng chỉ bán các loại hương liệu dạng bột. Hai loại chính được ông chủ ở đây giới thiệu là hương liệu bạc hà 200.000 đồng/lạng và hương liệu hoa sen 50.000 đồng/gói. Tuy nhiên, khi đưa các loại hương liệu này cho chúng tôi xem, tất cả các loại đều đã được đóng ra các túi nilon trắng đựng trong các hộp nhựa cũ, không hề có chỉ dẫn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ. Khác với của hàng Tuyết Quỳnh, của hàng Minh Nguyệt và Huyền Hưng trên cùng phố Hàng Buồm lại chỉ kinh doanh các loại hương liệu, tinh dầu dạng nước. Tại mỗi của hàng, có hàng trăm can nhựa khác nhau. Các can này không có chỉ dẫn bên ngoài mà chỉ viết tên mùi hoặc thậm chí không ghi gì. Chủ cửa hàng Minh Nguyệt cho biết: "Cửa hàng có đến hàng trăm loại mùi, muốn tinh dầu gì cũng có, bao nhiêu cũng được. Trung bình 400.000 đồng/lít hương liệu. Một số mùi đặc biệt giá sẽ cao hơn một chút." Tương tự phố Hàng Buồm, chợ Kim Biên cũng được coi là nguồn cung cấp hương liệu chính của TP.Hồ Chí Minh. Tại đây hương liệu bán lẻ được bày trong can, túi hoặc đã được pha loãng và người mua cũng chỉ biết thông tin qua lời người bán hàng. Không như gia vị thực phẩm bị kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hương liệu, tinh dầu hóa chất ít bị kiểm soát hơn cả. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia y tế, tinh dầu, hương liệu cũng có thể gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe con người. Theo kỹ sư Vân Hiền, Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn: Các loại mùi đã là chất độc, vì chúng là dẫn xuất của các hợp chất benzen mạch vòng. Do đó, không chỉ việc dùng mùi cho thực phẩm mà cả việc dùng mùi cho mỹ phẩm cũng phải tuân theo những quy định chặt chẽ về liều lượng. Có đến 95% các hương thơm đang được sử dụng là hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ thay vì hương liệu tự nhiên. Ngay cả tinh dầu sử dụng được chiết xuất từ thiên nhiên cũng không có nghĩa là an toàn, không có độc tố. Với các cơ thể mẫn cảm, những người dị ứng thì phấn hoa cũng có thể giết người. Bác sỹ Tai mũi họng Lê Long Hải, Bệnh viện Pháp - Việt TP.HCM cho biết, những người dị ứng mùi thơm khi tiếp xúc với một hóa chất có mùi sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ, tích tụ, cũng bị các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn thứ phát... Đa số cơ thể không thể hiện phản ứng hương thơm nhanh mà chịu tác động trong một thời gian dài. Đến khi "tích" đủ lượng, chỉ cần thêm một lượng nhỏ đã gây ra sự tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Với những gia đình có trẻ nhỏ, hương thơm dễ dàng đi qua đường hô hấp, thấm qua da, dễ gây nhiễm độc từ từ khiến cha mẹ khó lòng phát hiện trong thời gian ngắn. Theo bác sĩ Tạ Thị Lan, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, ở Việt Nam chưa có những cảnh báo chính thức về tác hại của mùi đối với người sử dụng; cũng chưa có những quy định chặt chẽ về việc sử dụng mùi.
Các can hương liệu trôi nổi không rõ nguồn gốc đang được bày bán công khai trên thị trường.