Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
UNESCO vừa công bố bản điện tử của tập bản đồ những ngôn ngữ đang bị đe dọa mất tích trên thế giới. Tập bản đồ này chứa đựng thông tin về khoảng 2.500 thứ tiếng đang dần biến mất trong cuộc sống hôm nay.
Các chuyên gia phân loại 2.500 ngôn ngữ trên thành năm nhóm, thích ứng với thực trạng mà chúng đang phải đối mặt: không ổn định; bị đe dọa; bị đe dọa nghiêm trọng; tình trạng báo động và hoàn toàn biến mất (tính từ năm 1950).
Một số tư liệu trong tập bản đồ trên cho thấy, trong giai đoạn sống của ba thế hệ gần đây, trong số 6.000 ngôn ngữ đã bị hoàn toàn biến mất hơn 200 thứ tiếng. 538 thứ tiếng đang ở trong tình trạng báo động. 502 thứ tiếng đang bị đe dọa nghiêm trọng. 651 thứ tiếng bị đe dọa và 607 thứ tiếng đang ở trong tình trạng không ổn định.
Cũng trong tập bản đồ trên đã chỉ rõ, hiện có 199 thứ tiếng mà số lượng người sử dụng ở mức dưới 10 người; 178 thứ tiếng có số người sử dụng từ 10 tới 50. Giữa những ngôn ngữ mới bị biến mất gần đây có tiếng Man (của dân trên quần đảo Man, năm 1974); tiếng Asa ở
Theo Tổng Giám đốc UNESCO Matsuura Koichiro, việc biến mất của các ngôn ngữ sẽ khiến cùng biến mất nhiều dạng di sản văn hóa phi vật thể và đặc biệt là di sản truyền thống quý giá và các hình thức giao tiếng truyền khẩu của các cộng đồng - thi ca, huyền thoại, thậm chí cả tục ngữ và truyện cười…
Sự mất mát về ngôn ngữ gây thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ giữa nhân loại với sự đa dạng sinh thái vì ngôn ngữ chính là nơi cất giữ những tri thức phong phú nhất về thiên nhiên và vũ trụ.
Quá trình biên soạn tập bản đồ trên, do hơn 30 chuyên gia ngôn ngữ tiến hành, cho thấy, sự tuyệt diệt của một số ngôn ngữ đã và đang diễn ra ở tất cả các khu vực trên thế giới và trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nhất.
Hoàn toàn có thể là, tại các nước châu Phi (từ miền Nam tới sa mạc Sahara), nơi đang phổ biến gần 2.000 ngôn ngữ (tức là gần một phần ba tổng số ngôn ngữ trên thế giới) ít nhất sẽ có khoảng 10 phần trăm bị tuyệt diệt trong vòng 100 năm tới.
Các tư liệu trong tập bản đồ trên cũng cho thấy, những quốc gia như Ấn Độ, Mỹ, Brazil, Indonesia và Mexico, nơi có nhiều thứ ngôn ngữ đang tồn tại nhất, cũng là nơi có nhiều ngôn ngữ đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt diệt nhất.
Trong tập bản đồ trên cũng chỉ rõ, tại Australia hiện đang có 108 ngôn ngữ đang ở mức độ này hay mức độ khác trên con đường tiến tới sự tuyệt diệt.
Tại phần lục địa của nước Pháp, số lượng những ngôn ngữ như thế là 26. Thế nhưng, tại Papua New Guinea, nơi tập trung sự đa dạng ngôn ngữ nhất (tại đó người ta nói bằng hơn 800 thứ tiếng), số lượng những ngôn ngữ đang ở trong nguy cơ bị tuyệt diệt lại tương đối thấp (88).
(Theo Công An Nhân Dân)