|
Đoàn viên thanh niên giúp đỡ người dân gia cố đê bị sạt lở ở xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, An Giang- Ảnh: Đức Vịnh
|
Nhiều xóm thôn bị cô lập giữa biển nước mênh mông, nhiều khu vực dân cư bị chia cắt. Cảnh cũ lặp lại: kê kích nhà cửa hai ba lần, bồng bế nhau “né lũ”, nhiều gia đình rơi vào cảnh trắng tay với ruộng lúa, hoa màu... thành nước bạc.
Trong cảnh khó, người đồng bằng vẫn đang cố gắng xoay xở để thích nghi, cố gắng tận dụng những gì từ lũ mang lại để mưu sinh và sống chung an toàn...
|
Ông Lê Văn Lón (ấp 1, xã An Bình B, thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp) di dời đồ đạc còn lại lên bờ |
|
Gia đình anh Nguyễn Văn Thanh ở ven tỉnh lộ 30 Đồng Tháp đưa con lên sàn nhà vừa được kê cao hơn mặt nước lũ |
|
Em Phạm Thị Ngọc Tuyết (học sinh lớp 5, ấp 2, xã An Bình B, thị xã Hồng Ngự) cùng gia đình di chuyển đồ đạc ra khỏi vùng lũ |
|
Ông Trần Đức Hóa ẵm cháu cùng chòm xóm di dời lên tuyến dân cư xã An Bình B, thị xã Hồng Ngự |
|
Người dân ấp Thi Sơn, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp thức trắng đêm gia cố đoạn đê vỡ trên tuyến kênh Bắc Viện tối 29-9 |
|
Ông Phạm Văn Sánh và con Phạm Thị Ngọc Tuyết (ấp 2, xã An Bình B, thị xã Hồng Ngự) di dời đồ đạc ra nơi an toàn
|
|
Anh Lê Văn Răng (33 tuổi, trú tại ấp Chiến Thắng, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng) dựng tạm cầu khỉ bắc qua dòng nước lũ sau đêm vỡ đê Cả Mũi để vào nhà |
|
Tranh thủ những ngày nghỉ, sinh viên khoa giáo dục thể chất ĐH Đồng Tháp cùng xắn tay giúp bà con đóng bao đất bảo vệ tuyến đê Cả Mũi, huyện Tân Hồng |
|
Vì sợ vỡ đê tiếp, nông dân ấp Mỹ Quý, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang thu hoạch sớm khoai cao chạy lũ |
|
Bà Dương Thị Mén - “đội trưởng” một khu chuyên phục vụ cơm nước tại ấp Anh Dũng, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp - viết thực đơn bữa ăn cho hàng trăm người tham gia bảo vệ đê trong những ngày lũ |
|
Chị Nguyễn Thị Thu (ấp Anh Dũng) kéo xe đẩy đi hàng chục kilômet đến xã Thanh Bình, huyện Tân Hồng để bán hàng tạp hóa cho bà con vùng lũ |
ĐỨC VỊNH - QUANG VINH - THANH TÚ - TIẾN THÀNH (Tuổi trẻ) thực hiện