Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hiện nay trên địa bàn huyện Tuy Đức có trên 5.000 ha cao su thuộc dự án đa dạng hóa nông nghiệp với sự hỗ trợ của hợp phần cao su tiểu điền thuộc các xã Đắk Buk So, Quảng Tân, Đắk R’tih. Trong đó diện tích cao su của hộ dân hơn 3.500 ha, còn lại là của doanh nghiệp. Trước đó, trong năm 2001, nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn, cùng với sự đầu tư vốn vay của ngân hàng trong thời gian 7 năm đã thu hút hàng trăm hộ dân đua nhau kê khai tài sản, đất đai để được vay nhận diện tích trồng cao su tiểu điền. Thế nhưng, sau thời gian 10 năm ròng rã chăm bón, hàng nghìn ha dự án cao su tiểu điền vẫn chưa có mủ. Riêng tại xã Đắk Buk So, trên 200 hộ đăng ký dự án trồng cao su tiểu điền, với diện tích hơn 800 ha, nhưng chỉ có khoảng 100 ha khai thác được.
Người dân cho rằng nguyên nhân cao su không ra mủ, mủ ít, sâu bệnh nặng…là do độ cao, con giống, vốn đầu tư, kỹ thuật kém, dẫn đến hàng nghìn ha cao su mất trắng. Còn ông Phạm Thiên Viết, Phó Chủ tịch xã Đắk Buk So cho rằng: Nguyên nhân quan trọng do ngân hàng đã rút vốn đầu tư không cho vay nữa, khiến nhiều hộ dân cao su tiểu điền điêu đứng, dẫn tới tình trạng thiếu vốn, nhiều hộ dân bỏ bê chăm sóc vườn cao su. Hậu quả là cây phát triển chậm, còi cọc, sâu bệnh…đến thời kỳ thu hoạch không cho ra mủ hoặc chất lượng mủ kém, ít. Còn nhiều hộ dân không có vốn đầu tư buộc bỏ hoang hoặc chăm sóc sơ sài dẫn đến tình trạng chung hiện nay là cao su không mủ.
Không chỉ riêng nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật chăm sóc của hộ gia đình không đúng quy trình, ông Nguyễn Ngọc Quyền, trưởng phòng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Đức cho biết: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cao su trên địa bàn kém chất lượng, không có mủ là do một phần dự án cao su nằm trên độ cao không hợp lý cũng ảnh hưởng đến chất lượng sinh trưởng phát triển cây cao su. Theo dự đoán, có thể là ảnh hưởng dư chấn của các trận động đất gần đây, sự biến đổi khí hậu thất thường, đặc biệt là trong tháng 2 năm nay gió mùa đông bắc bất ngờ kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến phát triển cây, cây rụng lá đến 2 lần trong năm khiến chất lượng mủ kém và ít.
Theo khuyến cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, tình hình dịch bệnh trên cây cao su trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Ngoài các bệnh như phấn trắng, nấm hồng, loét sọc miệng cạo, khô miệng…còn xuất hiện một số bệnh lạ chưa có thuốc đặc trị đang ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, dẫn tới nhiều ha cao su chất lượng mủ kém hoặc không cho ra mủ./.
lý cũng ảnh hưởng đến chất lượng sinh trưởng phát triển cây cao su. Theo dự đoán, có thể là ảnh hưởng dư chấn của các trận động đất gần đây, sự biến đổi khí hậu thất thường, đặc biệt là trong tháng 2 năm nay gió mùa đông bắc bất ngờ kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến phát triển cây, cây rụng lá đến 2 lần trong năm khiến chất lượng mủ kém và ít.
Theo khuyến cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, tình hình dịch bệnh trên cây cao su trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Ngoài các bệnh như phấn trắng, nấm hồng, loét sọc miệng cạo, khô miệng…còn xuất hiện một số bệnh lạ chưa có thuốc đặc trị đang ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, dẫn tới nhiều ha cao su chất lượng mủ kém hoặc không cho ra mủ.