Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Diễn đàn toàn cầu tìm cách ngăn chặn khủng hoảng nước

(23:36:23 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng các nước từ 120 quốc gia, nhà khoa học, và các nhà chiến dịch gặp nhau ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) trong tuần này để thảo luận làm cách nào ngăn chặn cuộc khủng hoảng nước toàn cầu và làm dịu tình trạng căng thẳng giữa các quốc gia trên sông, hồ, và sông băng.

Photo

Bộ trưởng các nước từ 120 quốc gia, nhà khoa học, và các nhà chiến dịch gặp nhau ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) trong tuần này để thảo luận làm cách nào ngăn chặn cuộc khủng hoảng nước toàn cầu và làm dịu tình trạng căng thẳng giữa các quốc gia trên sông, hồ, và sông băng.

 

Gần một nửa dân số thế giới sẽ sống trong khu vực thiếu nước gay gắt đến năm 2030, Liên Hợp Quốc cảnh báo cuối tuần qua, và ước tính một tỷ người vẫn chưa được dùng nước uống an toàn và vệ sinh.

 

Dân số thế giới - đã đạt 6,6 tỷ người - được dự báo gia tăng thêm 2,5 tỷ người đến năm 2050. Hầu hết dân số tăng sẽ ở các nước đang phát triển, nhiều nước trong số đó đã khan hiếm nước.

 

Khi dân số và các tiêu chuẩn sống tăng, một cuộc khủng hoảng nước toàn cầu sẽ hiện ra trừ khi các quốc gia tham gia hành động khẩn cấp, một tổ chức quốc tế nói.

 

"Nước không đủ trở thành một vấn đề chính trị," Daniel Zimmer, Phó tổng Hội đồng Nước Thế giới, một trong những tổ chức đứng sau Diễn đàn Nước Thế giới, nói. "Một trong những mục tiêu là làm cho các chính trị gia hiểu rằng nước cần được nâng cao hơn trên các chương trình nghị sự trong nước và quan tâm đến nước rất cần thiết cho phúc lợi, ổn định, và sức khỏe của nhân dân." 

 

Vì thiếu sự quan tâm chính trị, hàng trăm triệu người vẫn trong cảnh nghèo nàn, bệnh tật, và bị đặt vào các thảm họa liên quan đến nước,  Liên Hợp Quốc cảnh báo.

 

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc - ông Ban Ki-moon - đã nói rằng khan hiếm nước là một "sự kích động mạnh cho các cuộc chiến tranh và xung đột."

 

Thiếu nước được xem như là một nguyên nhân chính gây ra xung đột tại Darfur ở miền tây Sudan. Nước cũng là một vấn đề lớn giữa Israel và những nước láng giềng Arab, và các nước trung Á, một trong những nơi khô khan nhất của thế giới.

 

Các chủ đề khác trong chương trình nghị sự về các cuộc thảo luận từ ngày 16 – 22/3 tại Thổ Nhĩ Kỳ là làm cách nào để ngăn chặn lũ lụt thảm khốc và hạn hán khi các kiểu khí hậu thay đổi, và khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến các dự án cơ sở hạ tầng nước có quy mô lớn trong vài năm tới ra sao.

 

Những người đứng đầu các nước, bộ trưởng môi trường, nhà khoa học và các tổ chức hy vọng sẽ thảo ra danh sách đề nghị để giúp bảo vệ nguồn nước và chia sẻ kinh nghiệm mà các dự án đã thành công. 

 

Mai Anh (theo Reuters)