Smartphone
Smartphone ngày nay giống với 1 chiếc máy tính di động, hơn là 1 thiết bị liên lạc. Với màn hình cảm ứng được trang bị phần lớn trên những chiếc smartphone hiện tại, vi xử lý tốc độ cao, hỗ trợ kết nối băng thông rộng và các phụ kiện kèm theo như máy ảnh, định vi toàn cầu GPS, các bộ cảm biến… smartphone giúp người dùng có thể dễ dàng xử lý công việc và liên lạc ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.
Trong tương lai, smartphone sẽ có “bước tiến hóa” để trở thành máy tính cá nhân di động (Personal Mobile Computer - PMC). Với công nghệ tương lai, những thế hệ vi xử lý mới dành cho di động sẽ cố tốc độ không hề thua kém vi xử lý trên các hệ thống máy tính cá nhân thực thụ.
Internet di động và băng thông rộng 3G, 4G
Thiết bị di động sẽ không thực sự phát huy hết tính năng và tác dụng của mình, nếu thiếu đi sự hỗ trợ của Internet di động và băng thông rộng.
Trong tương lai, khi các hệ thống mạng 3G và 4G thực sự hoàn thiện cơ sở hạ tầng của các nhà cung cấp dịch vụ sẽ mang đến cho người dùng những trải nghiệm mới khi mà tốc độ duyệt web và truy cập các dịch vụ trực tuyến dường như được diễn ra tức thời, với độ ổn định cao.
Điện toán đám mây
Cùng với sự phát triển của Internet băng thông rộng, đó sẽ là điều kiện để công nghệ điện toán đám mây “nở rộ”, các dịch vụ, các nhà cung cấp và dữ liệu dường như sẽ được đưa lên các trung tâm dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ.
2 trong số những nhà tiên phong trong áp dụng công nghệ điện toán đám mây đó là Google với dịch vụ Google Docs cùng hệ điều hành Chrome OS và Apple với dịch vụ iCloud vừa được giới thiệu gần đây.
Với công nghệ điện toán đám mây trở thành xu thế trong tương lai, mọi ứng dụng, mọi dịch vụ, dữ liệu… luôn có sẵn để người dùng sử dụng và truy cập ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Những gì họ cần đó là thiết bị truy cập Internet để có thể sử dụng chúng ở bất cứ đâu.
Công nghệ điều khiển bằng mắt và ra lệnh bằng giọng nói
Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc người dùng đòi hỏi sự thuận tiện hơn trong cuộc sống là điều dễ hiểu. Và 2 trong số những điều thuận tiện nhất đó là điều khiển mọi thứ bằng mắt và ra lệnh bằng giọng nói.
Hiện có không ít hãng công nghệ đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ điều khiển máy tính bằng mắt. Chỉ việc liếc và di chuyển mắt, người dùng có thể di chuyển chuột, lướt web…
Trong khi đó, công nghệ nhận diện và ra lệnh bằng giọng nói đã được phát triển từ trước đây khá sớm và được tích hợp vào khá nhiều công cụ như trình duyệt web và thậm chí cả công cụ tìm kiếm của Google, hoặc các công cụ chuyển đổi giọng nói thành văn bản.
Trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ, 2 công nghệ này chắc hẳn sẽ được tích hợp vào các thiết bị di động như smartphone hay tablet, và những gì người dùng cần làm là ngồi 1 chỗ để thực hiện các thao tác trên thiết bị, việc mà trước đây bạn phải thực hiện bằng tay.
Mạng xã hội
Những mạng xã hội như Facebook và Twitter đang dần trở thành 1 thứ không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Nó cho phép bạn bè, người thân được gần nhau hơn, bất chấp những cách biệt về khoảng cách địa lý.
Trong tương lai, cùng với sự phổ biến của smartphone và các thiết bị di động cũng như Internet băng thông rộng, mạng xã hội sẽ trở nên ngày càng phát triển hơn và đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc gắn kết và giao tiếp cộng đồng.
Công nghệ xe tự lái
“Càng hiện đại, con người càng lười biến”, dường như nhận định này có vẻ chính xác về xu thế phát triển của công nghệ ngày nay.
Ngày nay, các thiết bị định vị toàn cầu GPS cũng được tích hợp trên không ít thương hiệu xe, cùng với các hệ thống cảm biến và hỗ trợ lái, công nghệ tự đỗ xe đã được tích hợp trên nhiều chiếc xe hiện đại, nhiều hệ thống xe còn hỗ trợ phát hiện điểm mù khi lái xe, đưa ra cảnh báo và thậm chí tự phanh xe để tránh chướng ngại vật và người đi đường phía trước.
Hiện nay, Google đang là hãng tiên phong trong việc phát triển và hoàn thiện chiếc xe tự lái
Google Driverless Cars, với khả năng tự thực hiện nhiều chuyến đi dài trên những quảng đường thực tế.
Trong tương lai, khi những chiếc xe tự lái được hoàn thiện, người dùng sẽ có lựa chọn cho phép những chiếc xe tự lái hoặc chế độ lái bằng tay.
Nghe có vẻ nguy hiểm khi trao mạng sống vào 1 hệ thống máy tính, nhưng thực chất, sự “cẩn trọng máy móc” được đánh giá còn an toàn hơn so với những trường hợp tự lái, tiêu biểu là hệ thống lái tự động trên những chiếc máy bay. Những hệ thống cảm biến trên xe sẽ không ngừng đánh giá môi trường xunh quanh, và đặc biệt sẽ không bao giờ bị… phân tâm trong lúc lái xe như con người thông thường.