Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ngày 12/5, nhóm làm việc của Hội đồng nhân quyền theo Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ (UPR) của Liên Hợp quốc (LHQ) về tình hình bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở các quốc gia thành viên đã thông qua báo cáo của Việt Nam về tình hình đảm bảo quyền con người.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: LHQ. |
Nhóm công tác nhất trí với nhiều ý kiến nhận xét của các nước cho rằng báo cáo của Việt Nam đã cung cấp thông tin toàn diện, phong phú về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan nhà nước và các tổ chức quần chúng, làm rõ những vấn đề các nước quan tâm về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam.
Nhóm công tác đặc biệt đánh giá cao những thành tựu nhiều mặt của Việt Nam, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc (MDGs); hoan nghênh Việt Nam đã chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền; và bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được trong việc bảo vệ quyền con người cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các nước.
Phát biểu tại phiên họp này, ông Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Đại biểu Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền, khẳng định lại chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu và là trung tâm của sự nghiệp phát triển. Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đảm bảo sự hưởng thụ ngày càng tốt hơn của người dân cũng như tôn trọng và thực thi đầy đủ các cam kết theo công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ trưởng hoan nghênh và ghi nhận những quan tâm mà tất cả các nước đã trao đổi trong phiên đối thoại, cảm ơn sự ủng hộ của nhiều nước đối với quá trình thúc đẩy và đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; và nêu rõ rằng rất nhiều khuyến nghị của các nước đã được đoàn Việt Nam ghi nhận như đã thể hiện trong báo cáo của Nhóm làm việc.
Đối với một số khuyến nghị của một số nước, mặc dù đã nghiên cứu kỹ với tinh thần thực sự nghiêm túc, song cũng như nhiều nước khác, do điều kiện đặc thù của mình, những khuyến nghị này chưa phản ánh đúng thực tế và chưa phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, nên Việt Nam khó có thể đồng tình với các khuyến nghị đó.
(Theo VietnamPlus)