Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Theo kiểm tra của lực lượng quản lý bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Khánh Sơn, hầu hết số thông trồng trên diện tích này đều cao từ 8 - 20 mét, đường kính gốc từ 0,16 - 0,56 mét, tại mỗi cây đều bị cạo từ 1 - 5 mạch để lấy nhựa. Do cạo quá sâu, mạch cạo trên mỗi cây quá dày, một số cây chưa đủ tuổi để khai thác nhựa nên đã bị đổ, khô nhựa và chết đứng. Khả năng sinh trưởng và phát triển rừng trên diện tích này rất kém, chất lượng của rừng bị suy giảm trầm trọng.
Số diện tích rừng thông này có tuổi hơn 10 năm. Từ năm 2005, Ban QLRPH Khánh Sơn đã bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã Ba Cụm Nam, với mục đích giao khoán cho người dân quản lý, chăm sóc và khai thác. Tuy nhiên, việc giao khoán cho dân đã không được tiến hành, nhưng từ đó đến nay hơn 200 hộ dân trong xã tự ý khai thác nhựa thông để bán. Theo UBND xã Ba Cụm, mỗi tháng người dân khai thác ít nhất khoảng 7.000 lít nhựa, với giá bán từ 400 - 500 nghìn đồng/can 20 lít.
Từ tháng 4/2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định thu hồi diện tích rừng thông, giao lại cho Ban QLRPH Khánh Sơn quản lý, chăm sóc để phục hồi. Ban QLRPH Khánh Sơn đã đề nghị UBND xã Ba Cụm Nam thông báo cho người dân chấm dứt việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép nhựa thông, kể từ ngày 1/9/2011. Tuy nhiên người dân ở đây phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số Raglai, do thiếu việc làm nên tình trạng khai thác nhựa thông trái phép vẫn tiếp diễn.
Theo TTXVN