Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Kỹ thuật viên theo dõi quá trình xử lý nước thải bằng năng lượng mặt trời
Giải pháp giúp tiết kiệm khoảng 50% điện năng so với các thiết bị cũ, và thân thiện môi trường.
Hệ thống xử lý chủ yếu bằng công nghệ sinh học (Biofast – SP, Solor Power), công nghệ xử lý gồm 2 container vi sinh yếm khí, 1 container vi sinh hiếu khí, 1 container khử trùng và 1 module catalvst khử mùi. Công trình ứng dụng 3 kỹ thuật tiên tiến, đầu tiên tại Việt Nam sử dụng vi sinh yếm khí làm chủ đạo (đảm trách trên 70%, tỉ lệ xử lý). Nhiệt năng do ánh nắng mặt trời trực tiếp sưởi ấm bể yếm khí (37 - 42 0C), gia tốc quá trình phân hủy tạp chất trong nước thải. Khâu hiếu khí đảm trách xử lý đến 29% tạp chất còn lại.
Đặc biệt, ứng dụng thiết bị khuếch tán khí trực tiếp (Aerator), hiệu suất tăng gấp 3 lần so với thiết bị thổi khí truyền thống. Như vậy, công suất tiêu thụ điện cũng được giảm 3 lần. Sử dụng hệ SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition), ứng dụng computer để vận hành tự động toàn bộ hệ thống XLNT bằng NLMT. Qui trình xử lý được lặp trình theo mẻ. Nhờ vậy, điện năng sẽ được phân bổ tối ưu theo khối lượng nước thải hằng ngày giúp tiết kiệm điện năng.
Với công nghệ này, công ty đã lắp đặt công trình xử lý nước thải tại khu nhà Vĩnh biệt của bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM). Hệ thống có công suất tải tiêu thụ điện tối đa: 2 KVA. Quy trình xử lý theo mẻ (15 m3/mẻ x 4 = 60 m3/ngày). Hệ thống được điều khiển, vận hành và giám sát hoàn toàn tự động bằng máy tính công nghiệp. Công suất pin mặt trời 2KWp gồm 6 panel.
Quy trình xử lý từ nước chảy vào hố gom nước thải, khi đủ lượng sẽ tự động bơm qua công hiếu khí 1, sau đó tràn sang công hiếu khí 2. Trong thời gian chờ xử lý vi sinh khoảng 2 – 3h đồng hồ tùy thuộc vào giá thể vi sinh đặt trong đó nhiều thì thời gian hiếu khí nhanh hơn, ít thì thời gian lâu hơn. Sau đó chuyển qua khâu khử trùng và cuối cùng nước được thải ra ngoài môi trường là nước qua đã xử lý. KS Dũng cũng cho biết, trong trường hợp thời tiết mưa nhiều xử lý khối lượng lớn nước thải thì hệ thống sẽ tự động kết nối sử dụng nguồn điện lưới quốc gia.
Kết quả xét nghiệm cho thấy nước thải y tế sau khi xử lý bằng công nghệ sinh học (Biofast – SP, Solor Power) dùng năng lượng mặt trời đã đạt TCVN 7382:2004. Ngoài công trình này thì Công ty Petech còn có thêm các công trình sử dụng NLMT đã và đang thực hiện như tại TT kiểm nghiệm Dược phẩm, Sở Y Tế Quảng Trị, Trung tâm Y tế TT An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang...
Theo KS. Phan Trí Dũng thì hiện nay các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện vận hành không thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường do chi phí vận hành, mà chủ yếu là điện năng tiêu hao quá lớn. Ngoài ra, nguồn điện lưới không ổn định, làm cho thiết bị của các hệ thống XLNT chóng hỏng và các bể xử lý vi sinh dễ bị rối loạn, mất tác dụng…..
Do đó, việc trang bị một hệ thống XLNT bằng NLMT là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện tại giá thành cao hơn công nghệ cũ đến 20%. Trong đó, chủ yếu 15% là dành cho trang bị các panel mặt trời và hệ thống các ắcqui dự trữ. Còn lại 5% là chi phí để trang bị hệ SCADA. Do đó, để việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến và có hiệu quả cao vào thực tế một cách mạnh mẽ, rất cần những cơ chế, chính sách hỗ trợ từ cơ quan chức năng như việc sở hữu trí tuệ, quỹ bảo hiểm rủi ro công nghệ.