Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Việt Nam nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu

(09:33:04 AM 11/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với cả thế giới trong thế kỷ 21 mà Việt Nam là một trong các quốc gia sẽ chịu tác động nặng nề nhất.

>>Rác thải Việt Nam – Tiềm năng bỏ ngỏ

>>Trăn trở về câu chuyện 3 R

>>Đô thị hóa - Thách thức môi trường

 

 

Ảnh minh họa BĐKH toàn cầu

 

 

 Theo kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất cho Việt Nam đến năm 2100, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng từ 3-5 độ C, mực nước biển dâng trung bình có thể trên 1m, các hiện tượng khí hậu cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn gây lũ, hạn hán, nắng nóng, rét đậm sẽ diễn biến ngày càng phức tạp hơn.

 

Tại Việt Nam, mục tiêu ưu tiên của đất nước là đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng dù vậy, chính phủ cũng nhận thức được rằng kiểm soát và giảm hậu quả của thiên tai cũng là một vấn đề then chốt. Bởi vậy, chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế xây dựng và thực hiện những điều ước quốc tế, quá trình hợp tác quốc tế đa phương và song phương tích cực, sáng tạo hiệu quả để cùng tìm ra những giải pháp và thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH.

 

Sớm tham gia và phê chuẩn Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, đồng thời chính phủ chỉ đạo từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ứng phó với BĐKH. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH vào tháng 12/2008. Đó là một trong những thành công ban đầu trong nỗ lực của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với BĐKH.

 

Chính phủ thường xuyên chỉ đạo nhiều vấn đề quan trọng, cấp thiết trong việc tổ chức, nghiên cứu và thực hiện các hành động ứng phó với BĐKH bao gồm lập bản đồ ngập lụt tương ứng với các kịch bản về nước biển dâng, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, củng cố nâng cấp hệ thống đê đập; các dự án chống ngập tại các thành phố lớn.

 

Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm phát triển công nghiệp xanh, từng bước đầu tư và khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trồng rừng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng kinh tế, phát triển kinh doanh tín chỉ Carbon trên thị trường thế giới để đầu tư, bảo vệ và phát triển bền vững...    

 

Bên cạnh đó, tranh thủ hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật từ quốc tế để chủ động đối phó với BĐKH, trong đó có sự tham gia tích cực của chính phủ Anh, Đan Mạch, Nhật bản…Với những nỗ lực từ nhiều phía, hy vọng Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình ứng phó BĐKH.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, ứng phó với BÐKH với chủ trương “nội lực là chính, chủ động kết hợp, tranh thủ tối đa vận động các nguồn tài trợ, hỗ trợ quốc tế, các thỏa thuận từ các hội nghị quốc tế”. Còn  Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thì : “Việt Nam đã cố gắng tập trung vào một số nội dung như xây dựng các chính sách và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong tổng thể của chiến lược phát triển bền vững; xây dựng và thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các hoạt động về môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu tại tất cả các cấp, ngành, địa phương” .   

TS. Đặng Vũ Tùng/ Đại học bách khoa hà nội