Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Rừng cộng đồng an toàn hơn rừng được bảo vệ nghiêm ngặc

(19:20:59 PM 27/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Trung tâm nghiên cứu Rừng quốc tế (CIFOR) cho rằng việc chuyển rừng cộng đồng sang dạng rừng được bảo vệ nghiêm ngặc có thể có nhiều đe dọa. Tại sao vậy?

Chuyển một khu rừng thành một "khu bảo tồn" có thể làm hại nhiều hơn lợi , theo Trung tâm nghiên cứu Rừng quốc tế ( Ảnh: Earthtimes)

 

Bởi vì khi các cộng đồng địa phương vốn sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng sẽ bị hạn chế một phần sinh kế hoặc nguồn sống của họ. Họ sẽ không chỉ chuyển ra sống bên ngoài khu rừng mà họ đã định cư bao đời nay. Và nếu buộc họ phải di chuyển là một điều không công bằng. Thực tế, như vậy đã là vi phạm quyền cơ bản con người.

 

Các nhà nghiên cứu của CIFOR khẳng định rằng bằng cách làm việc chung với người địa phương, các nhà hoạch định chính sách và các NGO sẽ có thể bảo vệ rừng tốt hơn là đặt mình vào thế đối lập với họ. Người địa phương phải đóng vai trò chính trong các quyết định chính sách bảo vệ rừng.

 

Các nghiên cứu trước của CIFOR cũng chỉ ra rằng sản phẩm từ rừng chiếm đến 1/5 tổng thu nhập hộ dân của các cộng đồng sống trong rừng và quanh rừng. Do đó quan điểm tiếp cận quản lý rừng bền vững cần quan tâm cả quyền con người và lập trường bảo vệ môi trường.

 

CIFOR nối kết 16 trường hợp điển cứu về quản lý rừng nhiệt đới được xuất bản trên báo “Sinh Thái Rừng và Quản Lý”, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người địa phương sống trong rừng bảo vệ rừng tốt hơn là rào rừng lại để bảo vệ. Các vùng rừng được bảo vệ ở Châu Mỹ Latinh, Châu Á và Châu Phi bị mất 1,47% tổng diện tích rừng mỗi năm. Trong khi rừng được giao cho cộng đồng giữ chỉ mất 0,24%.

 

Các nhà nghiên cứu  cho rằng chương trình Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính do Mất Rừng Ở Các Nước Đang Phát Triển (REDD+) phải theo lời khuyên trên của CIFOR mới thành công được. Bởi vì REDD chỉ tập trung vào việc trao tiền cho các nước đang phát triển để các nước này bảo vệ rừng. Các nhà hoạt động môi trường chỉ trích REDD+ mạnh mẽ vì một vài trường hợp chương trình này đã không tạo cơ hội đủ để người địa phương có tiếng nói hoặc tiếp cận thông tin. Họ e ngại rằng trên cơ chế toàn cầu, REDD+ sẽ đơn thuần áp đặt quy định của họ lên người địa phương, lãng quên kiến thức bản địa trong thực tế quản lý rừng. Trong đó, những người phụ nữ ở địa phương cũng được đưa ra như một quan tâm chính, nhất là những người phụ nữ vốn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ rừng.

 

CIFOR nêu ra rằng hiện nay quản lý rừng cộng đồng chiếm khoảng 8% trong việc giữ rừng trên toàn thế giới. Ở Châu Mỹ Latinh con số này tăng lên đến 20%.

 

Vấn đề quyền sử dụng đất đe doạn khả năng cộng động được tiếp tục quản lý rừng của họ. Ví dụ ở Borneo, những cộng đồng giữ rừng không có giấy chủ quyền đất. Bởi vậy, REDD+ đang xây dựng tiến trình công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng. Tiến trình này đóng vai trò cốt yếu trong việc bảo vệ quyền con người và bảo vệ môi trường.

 

 

Bích Ngọc (Theo Earthtimes, 26/8/2011)