Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa tinmoitruong.com.vn
Năm trước em về trông thật đỏm dáng, nào phấn, nào son, nào quần áo mới, nào tiền xấp nếp phẳng phiu em chia đều ba phần: phần cho má, phần cho tía (cha), phần cho chị hai cùng đứa em trai Út Mót đang học lớp 8 và cả tôi nữa. Xúc động. Nhưng tôi không nén được những tiếng thở dài khi thấy tay của Út đã thêm nhiều vết chai hơn, đuôi mắt ngấp nghé nhiều vết nhăn.
Mùa khế rụng, đì đùng phía bờ ao. Mé quê vậy mà vui, nghe gió mát mà thơm nức lòng. Em lại đi.
Rồi tình hình kinh tế thế giới đầy biến động và tình hình trị an quốc tế không mấy tốt. Đài phát thanh - truyền hình và báo chí phát ran, tôi nghe mà nóng cả ruột cho đứa em đang bươn chải xứ người. Em về trong cái nhìn xa xăm và nét mặt ỉu xìu, mới hay tuổi em đã qua 30. Tía má vội đi tìm lời ru “cho sáo sang sông”. Em nói: “Má ơi! Con ra sau đìa bẻ bông súng cho má nấu mắm ăn nhá!”.
Em nhiều lần năn nỉ biểu tôi hát bài Lý cây khế hồi nhỏ thường hay ê a, bọn tôi biết được bài lý là do chị Hai bên xóm thường hát ru con.
Nghe nói quê mình đã có một số hộ gia đình dùng máy gặt liên hợp, hội phụ nữ đang râm ran hùn vốn nuôi tôm sú kết hợp làm vườn, thanh niên đang chờ cái xí nghiệp hoàn thành, con lộ mới hanh thông là bắt tay vào việc... Chà! Lúc đó khỏi phải đi thành phố làm chi cho xa, ở quê mà cũng rộn rã tưng bừng! Út nghe và thấy lòng tiếc nuối: “Phải chi hồi đó... mình ráng học... mà cái xí nghiệp quê nhà mới rộng lớn làm sao, chắc là còn thiếu nhân công”. Bỗng dưng nghe gió từ sông vẫy gọi. Ra sông nghe gió mát...
Theo Trần Huy Minh Phương/ TT&VH