Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Lớp băng vĩnh cửu sẽ thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu

(17:02:41 PM 26/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Một mô hình nghiên cứu máy tính mới cho thấy, do hậu quả của sự biến đổi khí hậu Trái đất, hàng tỷ tấn khí carbon trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu vĩ độ cao có thể được giải phóng vào khí quyển vào cuối thế kỷ này, qua đó thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu.

Mô phỏng tầng đất đóng băng vĩnh cửu, bao gồm các quy trình carbon tích lũy trong đất   ( Ảnh của  Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley)

 

Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Charles Koven của Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Viện Berkeley) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ. Cùng tham gia với ông còn có một đội ngũ các nhà khoa học từ Pháp, Canada, và Anh Quốc. Mô hình được tiến hành tại một cơ sở siêu máy tính thuộc Ủy ban Năng lượng Thay thế và Năng lượng Nguyên tử của Pháp.

 

Phát hiện của họ trái ngược với kết quả của Mô hình nghiên cứu công bố trong Báo cáo của Uỷ ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu – bản số 4 năm 2007. Mô hình này cho rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến cho thực vật ở vùng vĩ độ cao phát triển, từ đó hấp thụ nhiều khí carbon từ bầu khí quyển hơn là lượng khí carbon phát tán từ việc tan lớp băng vĩnh cửu.


Không như mô hình trước đó, mô hình mới phân tích chi tiết quy trình khí carbon tích lũy trong đất vĩ độ cao qua nhiều thiên niên kỷ, và qui trình khí carbon được giải phóng khi băng vĩnh cửu tan ra. Mô hình nàycho thấy có nhiều khí carbon trong đất hơn so với các mô hình trước đây. Nó cũng phân tích kỹ hơn tính dễ phân hủy của carbon khi đất nóng lên.


Kết quả là, mô hình mới phát hiện ra rằng sự hấp thụ khí carbon của thực vật tuy có tăng lên, nhưng không so được với một số lượng lớn hơn nhiều khí carbon thải vào khí quyển.


“Nghiên cứu về qui trình tích lũy khí carbon trong các tầng đất đóng băng vĩnh cửu hóa ra là rất quan trọng" - Ông Koven cho biết. "Mô hình trước đây có xu hướng đánh giá thấp đáng kể số lượng khí cácbon trong đất ở vĩ độ cao bởi vì họ thiếu phân tích quy trình khí carbon tích tụ trong đất. Mô hình của chúng tôi cho thấy cónhiều khí carbon trong đất hơn, do đó có nhiều khí carbon hơn sẽ được giải phóng do sự nóng lên toàn cầu".

 

Koven và các đồng nghiệp đã ước tính được khối lượng khí carbon và methane (trong đó có chứa carbon) có thể được giải phóng bởi hệ sinh thái vùng Bắc Cực do biến đổi khí hậu là khoảng hơn hai nghìn tỷ tấn. Những vùng này có vai trò quan trọng đối với vòng tuần hoàn khí carbon toàn cầu bởi vì đất của chúng chúng rất giàu cácbon, tích tụ trong đất đóng băng và các lớp than bùn qua hàng ngàn năm.


Phần lớn khí carbon này hiện đang bị mắc kẹt và không tham gia vòng tuần hoàn. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng một phần của nó có thể được giải phóng để đáp ứng với sự nóng lên và trở thành một yếu tố quan trọng liên quan tới biến đổi khí hậu toàn cầu.


 

 Minh Nguyễn (Theo ScienceDaily, 24 /8/ 2011)