Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Động đất ngoài biển Phú Yên liệu có tiếp tục?

(12:45:03 PM 26/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Trận động đất mạnh 5,1 độ richter sáng sớm qua ngoài khơi Phú Yên khiến các nhà khoa học chú ý đến khả năng gia tăng hoạt động của hệ thống đứt gãy chạy dọc bờ biển nước ta.

 

Động đất ngoài khơi bờ biển Phú Yên liệu có tiếp tục?
Bản đồ tâm chấn động đất. Ảnh: igp-vast.vn. 

 

Động đất do các đứt gãy của tầng địa chất dưới biển, nơi từng có nhiều núi lửa hoạt động.
 

 

Trao đổi sáng nay, 26/8, GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết, nguyên nhân của động đất là do sự đứt gãy các tầng địa chất dưới lòng biển.

 

Chính hệ thống đứt gãy này đã gây ra các trận động đất gần đây ngoài biển. Nơi đó, từng có núi lửa hoạt động nhưng hiện nay “đang ngủ”.

 

Theo GS Xuyên, sẽ còn xảy ra những trận động đất tương tự, thậm chí mạnh đến 6,8 độ richter ngoài biển của Việt Nam. Tuy nhiên, khi nào xảy ra động đất thì các nhà khoa học chưa dự báo được vì chúng ta chưa có các phương tiện hiện đại và mạng lưới đo đạc, quan sát đủ lớn.

 

GS Xuyên và đồng nghiệp đang đề xuất xây dựng đề án dự báo động đất để trình các cấp phê duyệt.

 

Động đất ngoài khơi bờ biển Phú Yên liệu có tiếp tục?
Bản đồ tốc độ chuyển dịch kiến tạo hiện đại khu vực Biển Đông và lân cận. Ảnh: Phan Trọng Trịnh, Kết quả đề tài trọng điểm cấp nhà nước KC09.11/06-10 

 

 

 

 

Động đất xảy ra, 5 phút sau Việt Nam mới phát hiện
 

Theo ông Nguyễn Hồng Phương, Trung tâm báo tin động đất và sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thì trên biển, có 9 vùng nguồn có tiềm năng gây động đất, sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong đó, vùng biển Philippines có nguy cơ cao nhất gây ra sóng thần đến nước ta.

 

Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống và các phương tiện cảnh báo động đất, sóng thần của chúng ta mới phát hiện được điều này sau 5 phút, ở mức trung bình. Trong khi Indonesia chỉ sau 1 phút đã phát hiện được động đất, sóng thần khi nó xảy ra. 

 

 

Theo Phương Đông/VTC News