Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh chụp từ vệ tinh vào ngày 12 và 13/3 cho thấy các núi băng bị vỡ ra khỏi thềm băng ở Nam Cực.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy các núi băng lớn đã hình thành sau khi sóng thần tấn công thềm băng Sulzberger ở Tây Nam Cực.
Sóng thần đã khiến một núi băng có diện tích lên tới 125 km2 bị vỡ ra khỏi một thềm băng vốn đã ổn định suốt 46 năm qua.
Nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã được đăng tải trên tạp chí Glaciology.
Những con sóng cao ngất tạo ra bởi trận động đất mạnh 9,0 độ richter hôm 11/3 tại Nhật Bản đã di chuyển khoảng 13.000km qua Thái Bình Dương trước khi tới thềm băng Sulzenberger, khiến băng bị vỡ ra và trôi lềnh bềnh trên biển.
Núi băng lớn nhất bị vỡ dài 9,5km, rộng 6,5km (tương đương diện tịch quận Manhattan) và sâu 80m.
Kelly Brunt, một nhà khoa học của NASA tại bang Maryland, Mỹ, và các đồng nghiệp đã nghiên cứu các bức ảnh vệ tinh tại Nam Cực từ 11-13/3 để theo dõi sự xuất hiện của sóng thần trong khu vực.
“Ảnh hưởng của sóng thần và những con sóng mạnh sau đó… kết hợp với các nhân tố khác đã gây ra hiện tượng băng bị vỡ khỏi thềm băng lần đầu tiên trong 46 năm qua”, các nhà khoa học viết trong nghiên cứu.