Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa: travelblogs.com |
Cơ hội kinh doanh với khủng hoảng xã hội
Dịch vụ tâm tình tính giá 12 USD/10 phút. 1.500 khách hàng đang tham gia dịch vụ này. Ông Mokoto Asami cho biết: Tôi có bạn bè để nói những chuyện xã giao nhưng không thể thành thật lòng mình với bất kỳ̀ ai trong số họ. Vì vậy tôi dùng dịch vụ này để được lắng nghe và được tâm sự.
Nhân viên trung tâm kể có một phụ nữ gọi đến kể về những rắc rối của bà ở sở làm trong bảy tiếng dù bà có thể nói nó xong trong 30 phút. Bảy tiếng đồng hồ có thể rất dài, nhất là với một dịch vụ lắng nghe có tính phí nhưng khi cô đơn thì dù có suy thoái kinh tế hay bảo vệ túi tiền vẫn không phải là vấn đề của những công dân không người bầu bạn.
Theo một báo cáo của chính phủ, số lượng người trên 65 tuổi ở Nhật bị bắt vì phạm tội đã tăng lên gấp ba trong vòng 10 năm, từ 1999-2008, với nguyên nhân bắt nguồn từ việc họ gặp khó khăn trong đời sống kinh tế và bị cách ly với xã hội. Trong số 48.786 vụ phạm tội mà thủ phạm là những công dân trên 65, đến một phần ba là tái phạm nhiều lần.
Trộm cắp là hạng mục chiếm 68% trong những vụ phạm pháp của người già trong năm 2008, bạo hành chiếm 7% và các tội khác khoảng 1,8%.
Sự cô đơn cũng khiến người già dễ bị lợi dụng và bị lường gạt bởi những người trẻ tuổi ranh mãnh. Thủ đoạn đơn giản nhất là vờ gọi điện thoại và mạo nhận là con cái của các cụ già mong con. Những ông cụ, bà cụ mắt đã mờ, tai lãng bị những đối tượng lường gạt giả vờ gọi điện thoại, mạo nhận là con của họ và xin tiền.
Kịch bản lừa gạt này đã đánh vào “huyệt” cô đơn của những người già và nhiều người đã dính bẫy. Cũng có người chịu mất công hơn, đánh bạn với các cụ già, gầy dựng sự tin tưởng để mượn tiền dành dụm của các cụ rồi chuồn thẳng. Nhiều kẻ để ý chỗ để sổ tiết kiệm của các cụ rồi sau đó lén lấy. Người già nhớ trước quên sau đã bị mất tiền oan.
Không để người già chết trong cô độc
Akiko Mukasa là một nữ y tá và công việc của cô là thăm viếng những người già cô đơn bị bệnh hoặc đang hấp hối. Ở Nhật, rất nhiều các bệnh nhân lớn tuổi đếm từng ngày còn lại của cuộc đời mình trong cô đơn, bệnh tật. Ở tuổi gần đất xa trời, họ mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư và có thể chết bất cứ lúc nào.
Hàng ngàn người già ở Nhật Bản không còn thân nhân nào khác, họ đang sống trơ trọi bằng lương hưu, trợ cấp xã hội. Họ đã, đang và nhiều khả năng sẽ chết một thân một mình như nhiều người cùng cảnh ngộ khác. Trong tiếng Nhật họ được gọi là nạn nhân của Kodokushi, nghĩa là chết trong đơn lạnh.
Ảnh minh họa: photo.net |
Ngày càng nhiều hộ gia đình một người và ngày càng có nhiều người qua đời một mình mà không có thân nhân ở Nhật. Cô y tá Mukasa làm công việc của mình vì tin rằng làm bạn với những người già cô độc sẽ giúp họ bớt cô đơn và buồn chán.
Người già cô đơn là vấn nạn khẩn cấp ở Nhật. Năm 2010 có 2.194 người già chết một mình ở Nhật Bản, tăng 61% so với năm 2003, theo thống kê của cơ quan phúc lợi xã hội và sức khỏe cộng đồng ở Tokyo.
Chính quyền Nhật Bản vừa tuyên bố sẽ thành lập một lực lượng với nòng cốt là những nhân viên bưu điện đí thăm viếng người già trên 65 tuổi mỗi tháng một lần để giúp họ có thêm mối liên hệ trực tiếp với con người.