Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hơn 80 đại diện đến từ các bảo tàng Châu Á và Châu Âu dự lễ tổng kết nhằm đánh giá kết quả của thập niên đầu tiên, và thảo luận các chiến lược chung mới cho tương lai.
Chủ tịch Bảo tàng ASEMUS, ông Stéphane Martin, sẽ phát biểu mở đầu buổi tống kết. Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac cũng sẽ có bài phát biểu của ông tại buổi lễ. Tham dự lễ kỷ niệm 10 năm này, Đại sứ Delia Domingo-Albert, Đại sứ Cộng hòa Philippines tại Đức và cựu Bộ trưởng Ngoại giao, ông Jacques Gies, Chủ tịch của Bảo tàng Guimet, cũng có bài phát biểu.
ASEMUS được thành lập vào năm 2000 do sáng kiến của Quỹ Á-Âu (ASEF) và tiếp tục được ASEF tích cực hỗ trợ. ASEMUS là một nền tảng cho cuộc đối thoại thân mật và trao đổi giữa các viện bảo tàng dành riêng cho di sản châu Á trong các quốc gia của Á – Âu (ASEM).
"Nhiệm vụ của ASEF tham gia như một tổ chức xã hội dân sự trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Châu Á và Châu Âu. Chúng tôi luôn đặt nhấn mạnh tới các mạng đa văn hóa như ASEMUS", Đại sứ Dominique Girard, Giám đốc Điều hành ASEF, nói "Sự hỗ trợ của chúng tôi đối với mạng bảo tàng này cũng phản ánh cam kết lâu dài trong lĩnh vực di sản như là một động lực cho phát triển xã hội và kinh tế."
Những hợp tác trong quá khứ của ASEMUS gồm triển lãm du lịch với tên gọi “Self and Others: Portraits from Asia and Europe” thu hút 60.000 du khách và “Virtual Collection of Masterpieces”, và một bộ sưu tập trực tuyến của hơn 1,600 loại hình nghệ thuật từ 83 quốc gia.
Tháng 10 tới, ba nước Nga, Australia, và New Zealand sẽ là thành viên của ASEM, nâng số quốc gia trở thành thành viên lên 46 quốc gia ở Châu Á và Châu Âu.
Tại lễ tổng kết này, các đại biểu cũng sẽ bắt đầu một dự án lập bản đồ đầy tham vọng "bộ sưu tập tập trung vào nghiên cứu và chia sẻ kiến thức về di sản, nguồn lực và chuyên môn, cũng như các dự án và các hoạt động khắp châu Á và châu Âu.