(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
Vì vậy, để đảm bảo lựa chọn được người tham khảo phù hợp trong quá trình tìm việc làm ở Thủ Đức, TPHCM… hãy cân nhắc 4 yếu tố sau đây nhé.
Đã từng làm việc hoặc hợp tác cùng
Hãy chọn những người đã từng đồng hành cùng bạn trong một khoảng thời gian đủ lâu bởi họ hiểu rõ được năng lực, phẩm chất và thành tích của bạn trong công việc. Hơn hết, họ có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về bạn, từ đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác về hiệu suất làm việc cùng những đóng góp tích cực của bạn cho công ty cũ.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý tính chất công việc mà bạn làm việc cùng họ nên có sự tương đồng hoặc liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển ở công ty mới. Điều này sẽ giúp cho những nhận xét của họ về bạn có tính thuyết phục cao hơn khi trao đổi với nhà tuyển dụng.
Ảnh minh họa: TL
Vị trí và mức độ uy tín
Có nhiều đối tượng có thể trở thành người tham khảo của bạn như cấp trên trực tiếp, đồng nghiệp ở công ty cũ, giảng viên, người hướng dẫn học tập hay thậm chí là đối tác kinh doanh.
Tuy nhiên, để nhà tuyển dụng cảm thấy những thông tin đã xác thực có độ tin cậy cao hơn thì bạn nên chọn người tham khảo có vị trí và mức độ uy tín cao trong công ty hoặc trong ngành nghề của họ. Người có cấp bậc càng cao thì những đánh giá có trọng lượng càng lớn và dễ dàng tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Chẳng hạn, so với các đồng nghiệp cùng cấp thì nhận xét của giám đốc, trưởng phòng hay quản lý cấp cao sẽ có giá trị và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn.
Mối quan hệ tốt
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi chọn người tham khảo đó là có mối quan hệ tốt đẹp và gần gũi với bạn. Lý do là bởi những người này thường có cảm nhận tích cực về bạn, từ đó có xu hướng đưa ra những nhận xét tốt, đề cập đến điểm mạnh, thành tựu và đóng góp thay vì phô bày những điểm bất lợi của bạn.
Đặc biệt, họ là người sẵn sàng dành thời gian để chia sẻ những điều chân thực và chi tiết nhất về bạn giúp nhà tuyển dụng có nhìn nhận đúng đắn về năng lực và phẩm chất của bạn, từ đó nâng cao khả năng trúng tuyển vào vị trí công việc.
Ãnh minh họa: TL
Sự đồng ý và cam kết
Trước khi viết vào CV, bạn cần có sự đồng ý của người mà bạn dự định sẽ nhờ làm người tham khảo vì không phải ai cũng có thời gian và sẵn sàng nỗ lực giúp đỡ bạn tìm việc. Việc hỏi ý kiến trước còn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người tham khảo, đồng thời đảm bảo họ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Cùng với đó, sự cam kết của người tham khảo trong việc cung cấp thông tin chính xác và có giá trị cũng rất quan trọng. Đánh giá trung thực, khách quan và không phóng đại thông tin của họ sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn cũng như tạo được ấn tượng tốt và sự
tin tưởng cao.
Cách trình bày thông tin người tham khảo trong CV
Để viết thông tin người tham khảo một cách chuyên nghiệp, bạn nên trình bày ngắn gọn trong CV những nội dung bao gồm họ và tên, chức vụ, tên công ty, số điện thoại và địa chỉ email.
Ví dụ:
Người tham khảo
• Nguyễn Văn A
• Giám đốc Marketing
• Công ty XYZ
• Số điện thoại: 0123 456 789
• Email: nguyenvana.mkt@gmail.com
Việc chọn đúng người tham khảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xin việc và sự uy tín của bạn. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ 4 yếu tố trên để tìm ra người phù hợp, đồng thời chủ động trao đổi với họ để nhờ giúp đỡ. Trên hết, bạn hãy xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người tham khảo để họ sẵn sàng hỗ trợ bạn trong quá trình tìm kiếm công việc mơ ước.