Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

WWF tiếp tục truyền thông, khuyến cáo “giảm nhựa” dành cho người tiêu dùng

(16:35:43 PM 28/02/2024)
(Tin Môi Trường) - Cuốn sổ tay do Tổ chức WWF tại Việt Nam xuất bản trong thời gian đầu triển khai Dự án Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, những thông điệp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng đã nhận được sự phản hồi từ chính người dân trong các địa bàn triển khai dự án, cụ thể là việc thay đổi hành vi sử dụng nhựa theo hướng tích cực nhằm hướng đến bảo vệ môi trường. Cuốn sách luôn hữu ích, WWF mong muốn tiếp tục những thông tin của sổ tay này đến được với nhiều bạn đọc là học sinh các cấp bậc, sinh viên.

 Cuốn sổ tay do Tổ chức WWF tại Việt Nam xuất bản trong thời gian đầu triển khai Dự án Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, những thông điệp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng đã nhận được sự phản hồi từ chính người dân trong các địa bàn triển khai dự án, cụ thể là việc thay đổi hành vi sử dụng nhựa theo hướng tích cực nhằm hướng đến bảo vệ môi trường. Cuốn sách luôn hữu ích, WWF mong muốn tiếp tục những thông tin của sổ tay này đến được với nhiều bạn đọc là học sinh các cấp bậc, sinh viên.

 
Cuốn sổ tay nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin khoa học, ngắn gọn về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng chúng một cách bền vững hơn. Thông qua tài liệu này, bạn đọc cũng sẽ có thêm các gợi ý giúp giảm lượng nhựa sử dụng và lượng rác thải phát sinh cũng như cách xử lý rác tại nguồn. Chúng tôi xin giới thiệu một số nội dung cơ bản trong cuốn sổ, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nhựa và tiếp tục hành động giảm nhựa đúng cách trong cuộc sống của mình.
 
Cuốn sổ tay do Tổ chức WWF tại Việt Nam xuất bản trong thời gian đầu triển khai Dự án Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, những thông điệp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng đã nhận được sự phản hồi từ chính người dân trong các địa bàn triển khai dự án, cụ thể là việc thay đổi hành vi sử dụng nhựa theo hướng tích cực nhằm hướng đến bảo vệ môi trường. Cuốn sách luôn hữu ích, WWF mong muốn tiếp tục những thông tin của sổ tay này đến được với nhiều bạn đọc là học sinh các cấp bậc, sinh viên.
Đồ họa: TTXVN
 
Bạn đã hiểu gì về nhựa?
 
Có 4 nhóm vật liệu quan trọng trong đời sống: Kim loại và hợp kim; Ceramic và thủy tinh; Vật liệu polymer; Vật liệu composite. Có rất nhiều loại nhựa khác nhau và nhiều cách để phân loại nhựa: Theo tính chất nhiệt, có 2 loại: nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo.
 
Theo hạng tính chất, có 3 loại: nhựa thông dụng (90% thị trường), nhựa kỹ thuật (10%), và nhựa đặc biệt (<1%).
 
Hầu hết các sản phẩm phổ biến trong đời sống được làm từ một số loại nhựa thông dụng, có thể phân thành 7 loại theo mã nhận diện trên sản phẩm, bao gồm:
 
Mã số 1: Nhựa PET; 
 
Mã số 2: Nhựa HDPE
 
Mã số 3: Nhựa PVC
 
Mã số 4: Nhựa LDPE
 
Mã số 5: Nhựa PP
 
Mã số 6: Nhựa PS
 
Mã số 7: các loại nhựa khác
 
Nhựa có nhiều tính chất mà các vật liệu khác không có. Nhựa dễ tạo hình thành nhiều sản phẩm khác nhau. Nhựa bền chắc, cách điện, chống ẩm, cho khả năng bảo vệ tốt. Nhựa vừa nhẹ vừa bền. Nhựa dễ gia công và sản xuất ở số lượng lớn, giảm giá thành cho nhà sản xuất.
 
Cuốn sổ tay do Tổ chức WWF tại Việt Nam xuất bản trong thời gian đầu triển khai Dự án Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, những thông điệp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng đã nhận được sự phản hồi từ chính người dân trong các địa bàn triển khai dự án, cụ thể là việc thay đổi hành vi sử dụng nhựa theo hướng tích cực nhằm hướng đến bảo vệ môi trường. Cuốn sách luôn hữu ích, WWF mong muốn tiếp tục những thông tin của sổ tay này đến được với nhiều bạn đọc là học sinh các cấp bậc, sinh viên.
 
Những ứng dụng nào của nhựa là cần thiết và khó thay thế?
 
Có rất nhiều ứng dụng của nhựa mà khó có thể thay thế bằng vật liệu khác được, ví dụ như.., ví dụ như vỏ bọc cách điện, ống nước, da giả (thay vì dùng da động vật), bộ phận xe hơi, trong nông nghiệp, dụng cụ y tế,..
 
Trong những ứng dụng này, vật liệu nhựa thỏa mãn các yêu cầu phức tạp về công năng, sản xuất và thường là thường là lựa chọn tương đối phù hợp nhất trong các nhóm vật liệu.
 
Đồ dùng một lần dù làm từ bất kỳ vật liệu nào, nếu lạm dụng, sẽ gây ra một lượng rác thải lớn. Do đó, hãy cân nhắc khi sử dụng, để giảm lượng rác thải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, đồ dùng một lần rất cần thiết để đảm bảo vệ sinh:
 
Những sản phẩm trong y tế (găng tay, túi máu, kim tiêm, đồ bảo hộ,...) Trang bị bảo hộ (khẩu trang, quần áo phòng dịch,...) trong trường hợp dịch bệnh.  Những dụng cụ hoặc suất ăn cho những nơi thiếu điều kiện vệ sinh (lao động ở khu mỏ; bệnh viện, quân đội ở vùng sâu vùng xa). Thực phẩm cho những nơi chịu thiên tai. Sản phẩm trong nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm.
 
Ô nhiễm rác thải nhựa ảnh hưởng thế nào đến sinh kế của người dân vùng biển? 
 
Do Việt Nam có nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn tài nguyên biển, sinh kế của người dân vùng biển có thể bị ảnh hưởng nặng nề do vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa.
 
Tác động đến ngành du lịch: Rác thải nhựa gây mất mỹ quan, hủy hoại phong cảnh, làm giảm lượng khách đến và sụt giảm doanh thu cho người dân kiếm sống bằng các hoạt động liên quan đến ngành du lịch.
 
Tác động đến vận tải biển và các phương tiện đánh cá: Rác thải nhựa có thể vướng vào chân vịt, bánh lái, gây tắc nghẽn các ống, van nạp, gây hư hỏng tàu, tốn kém chi phí sửa chữa, gián đoạn thời gian phục vụ, tăng chi phí dọn rác tại các cầu cảng.
 
Tác động đến lĩnh vực khai thác và nuôi trồng hải sản: Rác thải nhựa đại dương gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng thủy sản và các nguồn lợi từ biển cũng như làm giảm năng suất, sản lượng khai thác, tăng nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật do rác thải nhựa.
 
Cuốn sổ tay do Tổ chức WWF tại Việt Nam xuất bản trong thời gian đầu triển khai Dự án Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, những thông điệp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng đã nhận được sự phản hồi từ chính người dân trong các địa bàn triển khai dự án, cụ thể là việc thay đổi hành vi sử dụng nhựa theo hướng tích cực nhằm hướng đến bảo vệ môi trường. Cuốn sách luôn hữu ích, WWF mong muốn tiếp tục những thông tin của sổ tay này đến được với nhiều bạn đọc là học sinh các cấp bậc, sinh viên.
 
Số phận của nhựa nằm trong tay ai?
 
Số phận của nhựa nằm trong tay tất cả chúng ta: Những người khai thác, sản xuất, quản lý, tiêu thụ và thải bỏ nhựa ở cuối vòng đời. Vì vậy, để kiểm soát tốt số phận của rác thải nhựa và ngăn ngừa ô nhiễm, nhà sản xuất, nhà quản lý và cả người tiêu dùng cần phối hợp với nhau để làm phần việc của mình trong việc sử dụng nhựa bền vững và đảm bảo rác thải nhựa được thu hồi, tái chế và tuần hoàn trở lại vào nền kinh tế.
 
Doanh nghiệp, nhà sản xuất, dưới cơ chế Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất, chịu trách nhiệm từ sản xuất, vận chuyển, sử dụng, bảo hành cho tới khi xử lý, tái chế rác thải, bao bì của sản phẩm đó. Toàn bộ quá trình phải có kế hoạch báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 
Trước đây, ngành công nghiệp nhựa hoạt động một chiều – sản xuất, sử dụng, thải bỏ. Như vậy vừa lãng phí nhựa vừa gây ô nhiễm. Hiện tại, ngành công nghiệp nhựa đang phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Như vậy, rác thải nhựa có thể được sử dụng để sản xuất nguyên liệu khác, giảm phụ thuộc vào loại nguyên liệu nguyên sinh, giảm rác thải và giảm thất thoát nhựa ra tự nhiên.
 
Nguyên tắc 3R là một nguyên tắc nổi tiếng trong vấn đề quản lý rác thải, bao gồm “Reduce, reuse and recycle”, hay còn gọi là biện pháp 3T – “Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế” trong tiếng Việt. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các sản phẩm, không riêng gì nhựa, để hướng tới lối sống bền vững, sử dụng tài nguyên, vật liệu hiệu quả.
 
Người tiêu dùng cần làm gì để giảm rác thải nhựa, đảm bảo sức khỏe cho chính mình?
 
Để giảm ô nhiễm rác thải nhựa, nhà nước đóng vai trò điều phối, xây dựng các hạ tầng xử lý chất thải; nhà sản xuất xây dựng hệ thống thu gom, tái chế, xử lý rác, và cuối cùng người tiêu dùng tham gia bằng cách: Thực hiện nguyên tắc 3R/3T: Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế nhằm giảm thiểu lượng rác thải tạo ra. Thực hiện phân loại rác thải tại hộ gia đình theo hướng dẫn. Không xả rác bừa bãi, hướng tới “Không rác thải nhựa trong tự nhiên”. Mua sắm và tiêu dùng có ý thức, có trách nhiệm. Tuyên truyền, phổ cập kiến thức về môi trường để nhân rộng lối sống xanh và có trách nhiệm. Duy trì ý thức bảo vệ môi trường khi đi du lịch, phát triển du lịch bền vững.
 
Cuốn sổ tay do Tổ chức WWF tại Việt Nam xuất bản trong thời gian đầu triển khai Dự án Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, những thông điệp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng đã nhận được sự phản hồi từ chính người dân trong các địa bàn triển khai dự án, cụ thể là việc thay đổi hành vi sử dụng nhựa theo hướng tích cực nhằm hướng đến bảo vệ môi trường. Cuốn sách luôn hữu ích, WWF mong muốn tiếp tục những thông tin của sổ tay này đến được với nhiều bạn đọc là học sinh các cấp bậc, sinh viên.

Khủng hoảng rác thải nhựa là một hồi chuông cảnh tỉnh tất cả chúng ta về những tác động của con người đến môi trường, đòi hỏi chúng ra phải nhanh chóng điều chỉnh thói quen tiêu dùng và đưa ra hành động, giải pháp kịp thời nhằm giảm rác thải nhựa để bảo vệ môi trường sống, hệ sinh thái và sức khỏe của chính mình. Đây là một vấn đề phức tạp, cần có sự chung tay giải quyết của tất cả các bên liên quan, không chỉ là nhà sản xuất, chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế, mà quan trọng hơn cả là sự tham gia của mỗi người tiêu dùng.

HỒNG MINH