Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Thu hoạch lúa hè thu ở Thủ Thừa (Long An). Hiện các tỉnh ĐBSCL đang áp dụng rộng rãi mô hình cơ giới hóa trong nông nghiệp - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Do đó nông nghiệp đóng vai trò chủ lực, phải tiến tới nền sản xuất hàng hóa lớn, công nghệ và giá trị cao. Về chuyển dịch kinh tế, công nghiệp phải phát triển một cách hợp lý phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, đồng thời cần tập trung khai thác lợi thế để phát triển dịch vụ, du lịch. Về thực hiện quy hoạch cũng cần sự liên kết vùng và liên kết giữa các tỉnh.
Hội nghị do Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các bộ ngành trung ương cùng các tỉnh vùng ĐBSCL tổ chức. Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, trong mười năm qua vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, các nhiệm vụ chủ yếu của nghị quyết 21 NQ/TW của Bộ Chính trị được hoàn thành, đã góp phần quan trọng tạo thế và lực mới cho toàn vùng. ĐBSCL đóng góp to lớn cho cả nước, giảm mức độ ảnh hưởng và khắc phục có hiệu quả hai đợt suy giảm kinh tế vào năm 2008 và cuối năm 2010. Diện mạo của vùng ĐBSCL thay đổi hẳn nhờ kết quả tập trung dồn sức thực hiện ba khâu đột phá: phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, đào tạo nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cũng cho rằng mặc dù ĐBSCL đã đạt những thành tựu nhưng kinh tế phát triển vẫn chưa bền vững, hiệu quả chưa tương xứng tiềm năng, sức cạnh tranh thấp. Nền kinh tế nông nghiệp quy mô nhỏ, rủi ro cao, lại đang đứng trước nguy cơ biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhưng công tác quy hoạch sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái... thực hiện còn chậm. Về công nghiệp quy mô cũng chưa phát triển, giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là công nghiệp địa phương, công nghiệp chế tác và cơ khí phục vụ nông nghiệp; tỉ trọng trong GDP còn thấp, công nghiệp công nghệ cao chưa phát triển. Ngoài ra toàn vùng thu hút đầu tư chưa nhiều, nhất là đầu tư nước ngoài.
Khi bàn về giải pháp phát triển vùng trong thời gian tới, nhiều tỉnh cho rằng các địa phương cần liên kết để khai thác tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và cả vùng để phát triển toàn diện. Các bộ ngành cần tăng cường vai trò đầu mối đối với hợp tác giữa các tỉnh trong vùng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng mang tính chất liên tỉnh, liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như toàn vùng. Theo ông Nguyễn Hữu Lợi - phó bí thư Thành ủy Cần Thơ - và lãnh đạo một số tỉnh, Chính phủ nên sớm phê duyệt quy hoạch phát triển ĐBSCL giai đoạn 2011-2020 và ban hành cơ chế thu hút đầu tư nhằm tăng cường hợp tác liên khu vực và đa ngành.