Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Không tìm được việc làm, lí do là gì?

(09:34:52 AM 17/03/2023)
(Tin Môi Trường) - \Trong tuyển dụng, có ứng viên đã “sốc” khi nộp tới 20 CV nhưng chỉ được một nơi gọi đi phỏng vấn. Nếu điều này tiếp tục lặp lại sẽ khiến bạn hoang mang thậm chí hoài nghi về năng lực bản thân dẫn đến những quyết định sai lầm vì không tìm được việc làm.

Không tìm được việc làm, lí do là gì?

Ảnh minh họa: IE

 

Rất có thể kết quả trên không đến từ năng lực mà do cách “săn việc” của bạn trên các trang tìm việc CareerLink… chưa đúng. Hãy kiểm tra xem bạn có đang mắc 5 lỗi dưới đây không để kịp thời thay đổi ngay nhé.

 
Rải CV không chủ đích
 
Bạn nghĩ, càng nộp nhiều CV càng có cơ hội trúng tuyển. Bạn không quan tâm tới yêu cầu của nhà tuyển dụng, không tìm hiểu khả năng có thể trúng tuyển. Thậm chí vị trí không liên quan tới chuyên môn nhưng bạn vẫn nộp hồ sơ với suy nghĩ, nếu trúng tuyển thì trải nghiệm thử.
 
Tâm lý dễ dãi và nộp hồ sơ theo kiểu “rải tờ rơi” khiến bạn nhận về kết quả: Ứng tuyển 20 vị trí, chỉ một nơi trúng tuyển. Nhưng đến phỏng vấn thì đó là công việc không phù hợp với bạn.
 
Sai lầm này vừa khiến bạn mất thời gian, công sức vừa bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp thật sự.
 
Thay vì làm theo cách đó, hãy tìm việc có chủ đích. Bạn cần nghiêm túc đầu tư thời gian để nghiên cứu từng cơ hội việc làm. Hãy khoanh vùng vị trí tuyển dụng bạn yêu thích. Sau đó đọc kĩ yêu cầu của nhà tuyển dụng, tìm hiểu công ty trước khi quyết định nộp hồ sơ.
 
Nếu đáp ứng ít nhất 50% - 70% yêu cầu nhà tuyển dụng thì bạn có thể mạnh dạn ứng tuyển. Bằng cách này, có thể bạn nộp ít CV nhưng khả năng trúng tuyển là rất cao.

Chỉ nộp hồ sơ online
 
Với sự phát triển công nghệ số, hình thức ứng tuyển online ngày càng được lựa chọn. Nhưng nếu chỉ dựa vào cách này rồi thụ động chờ đợi nhà tuyển dụng liên hệ thì rất khó để thành công.
 
Ngày nay, ở những vị trí cạnh tranh cao, nhà tuyển dụng không chỉ dựa vào hồ sơ xin việc online. Họ còn có danh sách ứng viên tiềm năng dựa vào hình thức khác.
 
Để tăng cơ hội, bạn cần đa dạng hóa hình thức tìm việc. Bạn nên tìm mọi cách để “chạm” đến nhà tuyển dụng nhiều nhất. Hãy chủ động kết nối, rút ngắn khoảng cách với họ bằng cách đưa bản thân ra ngoài, tham gia các hoạt động, chương trình về tuyển dụng việc làm. Thậm chí tạo và duy trì mối quan hệ với họ.
 
Đặc biệt, bạn cần xây dựng thương hiệu cá nhân để định vị bản thân. Bằng cách này, khi có vị trí tuyển dụng phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ chủ động tìm đến bạn như ứng viên tiềm năng.
 
CV không gây ấn tượng
 
Nhiều bạn coi CV là công cụ duy nhất để tìm việc. Tuy nhiên, CV lại không đầu tư trau chuốt, không thu hút nhà tuyển dụng. Trong khi đó, mỗi nhà tuyển dụng chỉ có 30 giây đến 1 phút để lướt qua một CV. Mỗi vị trí tuyển dụng, có hàng trăm hồ sơ và họ chỉ chọn khoảng 5 -7 ứng viên để phỏng vấn. Điều đó có nghĩa, nếu chỉ có mỗi CV mà còn không ấn tượng thì không tìm được việc làm là điều hiển nhiên.
 
Muốn CV nổi bật, bạn cần có chiến lược cụ thể. Không kể lể, không viết chung chung thay vào đó, bạn viết ngắn nhưng có chủ đích. Hãy tập trung vào giá trị có thể đóng góp cho doanh nghiệp dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng cụ thể. Bạn cũng có thể nâng cấp CV nhờ hình thức khác nhau tùy vị trí và văn hóa bạn hướng đến.
 
Bỏ quên thư xin việc
 
Bạn đã trau chuốt CV nhưng vẫn bị nhà tuyển dụng “bỏ qua”. Rất có thể, bạn đã bỏ quên thư xin việc (cover letter). Chất lượng của thư xin việc sẽ quyết định nhà tuyển dụng có đọc CV của bạn hay không. Nên nếu không đầu tư cho thư xin việc hoặc chỉ viết sơ sài thì bạn đã làm mất cơ hội của chính mình.
 
Do đó, hãy chỉn chu khi viết thư xin việc. Hãy để nhà tuyển dụng thấy sự tâm huyết của bạn với cơ hội việc làm, cho thấy giá trị và sự phù hợp với vị trí ứng tuyển đồng thời cho họ sự tò mò muốn biết bạn là ứng viên như thế nào.
 
Bằng cách đó, bạn sẽ đến gần hơn với cơ hội được lọt vào vòng phỏng vấn trực tiếp và trúng tuyển.
 
Đợi gần ngày mới ứng tuyển
 
Thông thường, một tin tuyển dụng sẽ có khoảng thời gian nhất định để ứng viên nộp hồ sơ. Nhiều bạn có tâm lý, đợi cho đến gần ngày hết hạn mới nộp hồ sơ.
 
Quan điểm sai lầm này khiến bạn mất đi cơ hội. Bởi nhà tuyển dụng không đợi. Có thể chỉ sau 48 tiếng đăng tin mà có hồ sơ, họ đã tiến hành sàng lọc và bắt đầu phỏng vấn. Nếu tìm được ứng viên phù hợp, ngay lập tức họ sẽ đưa ra đề nghị và thỏa thuận. Trong khi đó, bạn vẫn còn “chờ” tức là bạn đã thua cuộc.
 
Thực tế, ứng tuyển như một cuộc chạy đua, bạn cần chớp cơ hội nhanh chóng để về đích sớm nhất. Tất nhiên ngay cả khi liên tục bị từ chối thì 5 lý do không tìm được việc làm trên chưa hẳn đã đúng đối với bạn. Hãy bình tĩnh tìm ra đâu là vấn đề của riêng bạn để có thay đổi phù hợp.
 
 
Nguyễn Lý