Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Người tiêu dùng có quyền lợi gì? Tin ảnh

(08:14:56 AM 13/07/2011)
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/7, các vị khách mời đã có mặt tại tòa soạn để trao đổi về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa có hiệu lực từ ngày 1-7-2011 với những thay đổi theo chiều hướng tăng quyền cho người tiêu dùng.

 

Các khách mời hội ý trả lời câu hỏi cho độc giả - Ảnh: Thanh Đạm

 

Luật này được xem như là "lá chắn" để bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm không an toàn với người tiêu dùng... được bày bán tràn lan và công khai trên truyền hình, ngoài thị trường gây tổn thất lớn cho người tiêu dùng trong thời gian gần đây.

 

Chị Phạm Việt Phương (quận Tân Phú, TP.HCM) sau khi xem quảng cáo bán hàng trên kênh truyền hình SCTV đã mua sản phẩm dưỡng da. Sau năm tuần sử dụng thấy không đúng như trong quảng cáo mà không được hoàn trả sản phẩm - Ảnh: CHÂU ANH

 

Bốn khách mời buổi giao lưu trực tuyến trả lời các câu hỏi của bạn đọc:

- Tiến sĩ Nguyễn Mộng Hùng - chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM;
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM;
- Luật sư Nguyễn Minh Hương - phó chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM;
- Ông Nguyễn Tường Minh - tổng thư ký Hội Chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng (AFCA).

 

NỘI DUNG GIAO LƯU:

 

* Tôi thấy trong ngành điện khi ký hợp đồng với người sử dụng có một ý "Cúp điện trong trường hợp bất khả kháng" vậy bất khả kháng là những trường hợp nào? Nhà tôi buôn bán nên tủ lạnh sử dụng là thường xuyên không thể thiếu, vậy khi cúp điện thực phẩm hư hại ai đền bù cho chúng tôi? (Dương Văn Trình, 27 tuổi, vantrinh4285@...)

 

Luật sư Nguyễn Minh Hương:

 

- Trường hợp bất khả kháng được quy định theo luật có thể là thiên tai do thời tiết gây ra như bão, lụt, núi lửa, động đất, các sự cố như hỏa hoạn, hạn hán, đình công, bãi công... là những trường hợp không phải do ngành điện gây ra.

 

Luật sư Nguyễn Minh Hương - Ảnh: Thanh Đạm

 

Việc thực phẩm bị hư hại có được đền bù hay không phụ thuộc vào việc cúp điện là có lỗi hay không có lỗi của ngành điện. Nếu việc cúp điện đã được ngành điện báo trước hoặc sự cố bất khả kháng nói trên thì không được đền bù, nhưng việc cúp điện là do lỗi của ngành điện thì việc thực phẩm bị hư hại sẽ được đền bù.

 

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn.

 

* Người tiêu dùng có quyền gì? Đi kiện có tốn kém gì không? (Thanh Như, 23 tuổi, thanhnhu@...)

 

- Luật sư Nguyễn Văn Hậu:

 

Có thể nói 60% người tiêu dùng không biết mình có quyền gì. Vì vậy người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình. Luật bảo vệ người tiêu dùng tại điều 8 quy định rõ 8 quyền của người tiêu dùng như sau.

 

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Ảnh: Thanh Đạm

 

Thứ nhất là quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa dịch vụ.

 

Thứ hai, quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

 

Thứ ba là quyền lựa chọn hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu, điều kiện thực tế của mình, quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch hàng hóa dịch vụ.

 

Thứ tư là quyền được góp ý kiến với hàng hóa, dịch vụ.

 

Thứ năm là quyền được tham gia xây dựng và thực thi chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

Thứ sáu là yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng với công bố, niêm yết, quảng cáo tính năng, công dụng, giá cả hoặc các nội dung khác mà tổ chức cá nhân kinh doanh đã cam kết.

 

Thứ bảy là quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức, xã hội khởi kiện.

 

Thứ tám là quyền được tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

 

Theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng, nếu người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì không phải nộp tạm ứng án phí, lệ phí của tòa án.

 

Cũng xin thông tin với bạn: người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ và có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại. Về phía tòa án sẽ quyết định bên có lỗi.

 

* Cho tôi hỏi để khởi kiện một doanh nghiệp bán hàng kém chất lượng thì cần thực hiện thủ tục gì? (Thanh Thảo, 25 tuổi, thanhthaomc@...)

 

- Luật sư Nguyễn Minh Hương:

 

Theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, việc khởi kiện doanh nghiệp bán hàng kém chất lượng có thể thực hiện tại tòa án nhân dân quận, huyện, nơi doanh nghiệp bán hàng trú đóng.

 

Trong đơn khởi kiện, người khởi kiện phải có bằng chứng chứng minh về hàng hóa kém chất lượng. Trong thời gian 7 ngày tòa án sẽ nghiên cứu đơn và ra quyết định thụ lý vụ án, trong trường hợp này người tiêu dùng không phải đóng án phí.

 

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định người tiêu dùng có thể thông qua tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện dân sự đối với doanh nghiệp bán hàng kém chất lượng thay cho mình.

 

* Một số nhà đài cho quảng cáo tràn lan với các sản phẩm lừa đảo người tiêu dùng như vậy thì sẽ có trách nhiệm gì (chẳng hạn bắt nhà đài chịu hoàn toàn chi phí thiệt hại cho người tiêu dùng)? Võ Văn Toàn, 24 tuổi, smile221087@...)

 

- Luật sư Nguyễn Văn Hậu:

 

Trong Luật bảo vệ người tiêu dùng có quy định rất rõ là trách nhiệm của bên thứ 3 trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Đó là trường hợp tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ 3 thì bên thứ 3 có trách nhiệm: bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ. Họ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả biện pháp theo quy định pháp luật để kiểm tra tình chính xác, đầy đủ thông tin và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, về quảng cáo.

 

Trường hợp tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông báo chí thì chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông phải thực hiện những điều trên, họ phải xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện dịch vụ của mình quản lý, sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng. Vì vậy chủ phương tiện truyền thông phải có trách nhiệm từ chối các cá nhân kinh doanh sử dụng phương tiện truyền thông của mình quản lý, nếu việc sử dụng này có khả năng dẫn đến quấy rối người tiêu dùng như mạng điện thoại viễn thông, truyền hình.

 

Chủ phương tiện truyền thông phải cho ngừng các tổ chức cá nhân kinh doanh sử dụng phương tiện dịch vụ của mình để quản lý thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng, theo yêu cầu của chính người tiêu dùng hoặc cơ quan nhà nước.

 

* Cơ quan nào là đại diện hay có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng? Nếu có khiếu nại với tư cách người tiêu dùng, tôi có thể gọi cho ai? (Nguyen Thanh Hai, 43 tuổi, bighaicom@...)

 

- Luật sư Nguyễn Văn Hậu:

 

Cơ quan đại diện hay có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng là các tổ chức xã hội có quyền tham gia bảo vệ người tiêu dùng. Hiện nay nước ta có 33 hiệp hội và hội bảo vệ người tiêu dùng với các hoạt động sau đây:

 

- Hướng dẫn, giúp đỡ tư vấn người tiêu dùng;

 

- Đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích cộng đồng;

 

- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cá nhân kinh doanh;

 

- Độc lập khảo sát thử nghiệm các hàng hóa dịch vụ; thông tin cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ, đưa ra lời cảnh báo và kiến nghị với cơ quan nhà nước.

 

Cơ quan có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng thứ hai là Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương, thứ ba là ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. Do vậy bạn có thể khiếu nại 1 trong 3 cơ quan có thẩm quyền trên.

 

* Tôi muốn hỏi liệu các công ty Việt Nam dùng tên công ty hay sản phẩm tiếng nước ngoài có phải là lừa dối khách hàng không? (Lý Minh Nhật, 19 tuổi, ooker777@...)

 

- Luật sư Nguyễn Minh Hương:

 

Trong thực tế luật pháp Việt Nam không có điều khoản nào nghiêm cấm doanh nghiệp Việt Nam dùng từ tự đặt, từ nước ngoài làm tên công ty hay tên cho sản phẩm.

 

Luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp được đặt tên mình bằng tiếng Việt, tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt, những nội dung này được ghi rõ trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Luật sở hữu trí tuệ cho phép doanh nghiệp được đăng ký nhãn hiệu cho những tên mình tự đặt, có thể là tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài, tên tự đặt.

 

Trong xu thế thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về việc sử dụng tên giao dịch nước ngoài cũng trở thành thông lệ trong giao dịch quốc tế. Thực tế hiện nay nhiều người Việt Nam làm trong các doanh nghiệp nước ngoài cũng tự đặt tên nước ngoài cho mình ngoài tên mẹ đẻ để tiện giao dịch.

 

Vì vậy việc dùng tên nước ngoài đặt tên công ty hay sản phẩm là không sai quy định pháp luật, nhưng trách nhiệm của doanh nghiệp khi quảng cáo sản phẩm doanh nghiệp mình thì không được làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn đây là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài. Luật quảng cáo Việt Nam và Luật thương mại cũng nghiêm cấm hành vi gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ hàng hóa.

 

* Nếu mua hàng của công ty quảng cáo trên truyền hình về sử dụng không có hiệu quả, em liên hệ ai? Liên hệ công ty bán thì hẹn lên hẹn xuống, sau đó em lại không biết tìm ai nữa vì ở xa nên không thể tới công ty được. (Hoàng Mai, 26 tuổi, ngheo_daigia86@...)

 

* Ông Nguyễn Tường Minh: Trong trường hợp này, bạn cần liên lạc ngay với AFCA bằng cách gửi một lá thư khiếu nại (qua bưu điện) đến số 187 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

 

Ông Nguyễn Tường Minh - Ảnh: Thanh Đạm

 

Trong thư, bạn vui lòng nêu thông tin về hàng hóa, thời gian bạn mua hàng và một số thông tin khi mua hàng. Đính kèm bản photocopy chứng từ mua hàng hóa. Đồng thời, theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, bạn có quyền được yêu cầu nhà sản xuất chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.

 

Khi thụ lý hồ sơ của bạn, Tổ chức Bảo vệ người tiêu dùng AFCA sẽ kiểm tra lại chất lượng sản phẩm hàng hóa đó, và chúng tôi sẽ đề nghị doanh nghiệp giải quyết quyền lợi tốt nhất cho bạn.

 

* Tôi có quyền kiện công ty sản xuất hàng tiêu dùng không đạt chất lượng không? Tôi được ai bảo vệ nếu như lên tiếng? (Mai Thanh, 22 tuổi, mai_bom2002@...)

 

- Luật sư Nguyễn Minh Hương:

 

Công ty sản xuất hàng tiêu dùng mà hàng hóa đó không đúng chất lượng như họ công bố thì công ty phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình bằng cách:

 

- Hoàn trả lại người mua bằng sản phẩm với đúng chất lượng như công bố.

 

- Bồi thường thiệt hại nếu hàng hóa không đúng chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi họ sử dụng.

 

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để bảo vệ quyền của bạn khi lên tiếng. Bạn có thể tham khảo thêm những câu trả lời trên.

 

* Hiện tại tôi chẳng biết Hiệp hội Người tiêu dùng ở đâu? Đường dây nóng hay cách thức phản ảnh như thế nào? Nhiều người tiêu dùng mua phải hàng kém chất lượng đành ngậm bồ hòn làm ngọt, chẳng biết kêu ai. Nếu được xin hội tiêu dùng công bố thông tin rộng rãi và can thiệp giùm mấy quảng cáo quá đà trên tivi để người tiêu dùng đỡ khổ. (Phạm Thanh Lâm, 33 tuổi, thanhlamdnvn@...)

 

* Ông Tường Minh: Văn phòng Khiếu nại người tiêu dùng của Hội Chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng TP.HCM (AFCA) đặt tại số 187 Lê Văn Sỹ, phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM - ĐT: (08) 3991.2222 - Fax: (08) 3991.4567 - Website: www.afca.vn.

 

Cách thức phản ảnh rất đơn giản: bằng thư khiếu nại, đính kèm các chứng từ mua hàng hóa. Riêng vấn đề quảng cáo trên truyền hình, hiện nay AFCA đã và đang tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ, theo quy định pháp luật, cụ thể chúng tôi hiện đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các doanh nghiệp bán hàng trên truyền hình kém chất lượng, kinh doanh hàng hóa giả mạo.

 

Theo quy định trong Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, người bán hàng phải có nghĩa vụ "Kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng". Đồng thời "người bán hàng có nghĩa vụ hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả lại".

 

* Thưa ông Hùng, là chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng, ông có thể cho biết người tiêu dùng cần làm gì để tránh bẫy của các doang nghiệp làm ăn gian dối? (Thu Minh, 37 tuổi, thuminh@...)

 

* Tiến sĩ Nguyễn Mộng Hùng: Để tránh việc làm ăn gian dối của các doanh nghiệp, người tiêu dùng cần nắm rõ Luật bảo vệ người tiêu vì trong đó đề cập đến trách nhiệm xã hội của những doanh nghiệp gồm nhà sản xuất, nhà phân phối, các trung tâm mua bán phải làm những gì mà pháp luật quy định để bảo vệ người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm nhầm, an toàn sử dụng nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

 

 

Tiến sĩ Nguyễn Mộng Hùng tại buổi giao lưu - Ảnh: Thanh Đạm

 

Nếu mua nhầm sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng có quyền khiếu nại để đổi lại, bồi thường hoặc trả lại.

 

Trong quá trình bảo hành, người tiêu dùng có quyền yêu nhà phân phối cung cấp cho mình những sản phẩm tương tự đạt chất lượng để sử dụng trong khi chờ thực hiện bảo hành.

 

Người tiêu dùng cần phải có những kỹ năng để tự bảo vệ mình như cần nắm rõ về các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng cũng như những quy định về bao bì đóng gói, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, địa chỉ người bán, nơi bảo hành.

 

Người tiêu dùng trước khi chọn mua sản phẩm nên có sự khảo sát tìm hiểu về sản phẩm tương tự trước khi chọn mua để tránh mua nhầm về giá cả. Đề phòng những khuyến mãi không lành mạnh như rút thăm trúng thưởng, mua bán trên mạng. Nếu phụ thuộc quá vào những khuyến mãi đó người tiêu dùng sẽ mất đi khả năng lựa chọn và ở thế bị động mua bán.

 

* Khi phát hiện cây xăng gian lận, người tiêu dùng báo cho cơ quan nào? (Thu Thủy, 38 tuổi)

 

* Tiến sĩ Nguyễn Mộng Hùng: Khi phát hiện những cây xăng có gian lận thương mại trong việc đong đo, chất lượng, nếu ở TP.HCM, người tiêu dùng có thể phản ảnh đến thanh tra Sở Khoa học công nghệ (244 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3), Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP.HCM (263 Điện Biên Phủ) hoặc cơ quan quản lý thị trường TP.HCM, Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM.

 

* Hiện nay có nhiều dịch vụ bán hàng qua mạng, khi tham gia thì phải đóng đầu tiên là 5,2 triệu đồng (không có biên lai thu tiền) sau đó cứ mời được thêm 1 thành viên được thưởng 1 triệu đồng. Sau khi lên mạng tạo gian hàng mà có người vào mua hàng thì cứ báo hết hàng. Vậy xin hỏi hình thức kinh doanh này là có thật không hay là trò lừa đảo? Muốn khiếu nại thì liên hệ với cơ quan nào để được tư vấn. (Tran Thi Thanh, 45 tuổi, tranthanhdoytpg@...)

 

* Ông Nguyễn Tường Minh: Rất mong chị cung cấp ngay thông tin vừa rồi cụ thể trang mạng nào hoạt động như vậy. Nếu đúng như vậy, đây là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Cụ thể, việc thu tiền không có hóa đơn tài chính hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính là vi phạm pháp luật về thuế, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

Việc chi trả huê hồng cho các thành viên nếu không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước, không đảm bảo lợi ích cụ thể của các thành viên cũng là hình thức gian lận thương mại.

 

Chị có thể truy cập website của Hội Chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng TP.HCM (AFCA) www.afca.vn để có thông tin địa chỉ liên lạc khiếu nại.

 

* Thưa ông Nguyễn Tường Minh, làm thế nào để giúp người tiêu dùng phân biệt, chọn đúng sản phẩm an toàn? Và làm thế nào để chống gian lận thương mại, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính không bị vạ lây do thói gian lận thương mại (sản xuất thực phẩm có nhiều phụ gia gây hại, quảng cáo láo...)? (Thiên Bảo, 36 tuổi, thienbao.media@...)

 

* Ông Tường Minh: Bằng kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhiều năm qua, chúng tôi khuyên cách tốt nhất bảo vệ quyền lợi của mình chính là việc người tiêu dùng nên mua hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại có uy tín.

 

Cách thức phân biệt hàng hóa có chất lượng đơn giản nhất là đọc kỹ nhãn hàng hóa, tên doanh nghiệp sản xuất (hoặc nhập khẩu, hoặc phân phối). Nhãn hàng hóa càng ghi chi tiết, cụ thể và rõ ràng các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và loại hàng hóa đó sẽ càng đảm bảo uy tín của nhà kinh doanh.

 

Với các loại sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ hướng dẫn sử dụng và tên nhà kinh doanh, người tiêu dùng cần tránh. Theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định pháp luật khác, người sản xuất phải có nghĩa vụ "Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa".

 

Về câu hỏi của anh Thiên Bảo, nếu các doanh nghiệp làm ăn chân chính muốn không vị vạ lây do hành vi gian lận thương mại, thiết nghĩ các doanh nghiệp đó càng phải thể hiện trách nhiệm của mình. Doanh nghiệp làm ăn chân chính phải luôn đảm bảo tốt quyền lợi người tiêu dùng và tuân thủ các quy định pháp luật, minh bạch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

 

* Tôi có mua 1 chiếc xe nhưng giá tiền cao hơn nhiều so với giá hóa đơn đỏ xuất ra, như vậy doanh nghiệp bán xe trên có phải đã vi phạm Luật bảo vệ người tiêu dùng? Và tôi có được phép khởi kiện doanh nghiệp bán xe kia không? (Lê Phước, 23 tuổi, lephuocit@...)

 

- LS Nguyễn Văn Hậu: Trước hết xin nói rõ với bạn trách nhiệm nơi cung cấp hàng hóa dịch vụ là phải ghi nhãn hàng hóa.

 

- Phải niêm yết công khai giá hàng hóa.

 

- Cung cấp thông tin về khả năng cung cấp linh kiên, phụ kiện thay thế hàng hóa.

 

- Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện thời hạn, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa có bảo hành, phải thông báo chính xác đầy đủ về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch trước khi bán hàng.

 

Như vậy bạn mua 1 chiếc xe nhưng giá cao hơn nhiều so với hóa đơn là xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng, về phía doanh nghiệp không chỉ vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vi phạm pháp luật về thuế, theo tôi bạn nên tỏ thái độ với chính doanh nghiệp bán xe bằng văn bản và yêu cầu họ thực hiện với đúng giá mua bán. Nếu họ không trả lời bằng văn bản, bạn có quyền phản ảnh và khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền mà tôi đã trả lời ở câu trên hoặc khởi kiện ra tòa án (khi khởi kiện bạn không phải nộp tạm ứng lệ phí).

 

Câu chuyện của bạn thật ra không hiếm với người tiêu dùng Việt Nam. Người tiêu dùng nước ngoài khi biết những câu truyện tương tự như bạn họ nói với tôi: "Sao nhẫn nhịn đến như thế?". Tôi còn nhớ tại Mỹ năm 1996, Hãng Nike bị người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm sau khi bị phát hiện sử dụng lao động trẻ em. Nhiều người Ấn Độ từng biểu tình phản đối tập đoàn nước ngọt toàn cầu Coca-Cola làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

 

Còn tại Việt Nam chưa có tiền lệ doanh nghiệp ra tòa vì hành vi gian dối gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Trước khi có Luật bảo vệ người tiêu dùng có thể nói các tổ chức xã hội bảo về người tiêu dùng hầu như không có tiếng nói đáng kể để bảo vệ người tiêu dùng.

 

Dường như các phương tiện truyền thông đăng tải thông tin khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến chất lượng sản phẩm như vòi nước, điện thoại di động, mỹ phẩm, nước giải khát, sữa và những sản phẩm độc quyền như nước, xăng... đang có dấu hiệu gia tăng trong khi các cơ quan chức năng lại chưa sẵn sàng thực hiện.

 

* Tôi mua 2 hộp đông trùng hạ thảo qua hotdeal của một công ty, nhưng đến tháng 10 là hết hạn dùng. Tôi nghĩ đây là hàng ế nên họ tung ra bán trên mạng. Vậy tôi có trả lại được không và làm thế nào để mọi người cùng biết vấn đề này? (Ngô Hải Sa, 33 tuổi, ngohaisa@...)

 

* Ông Tường Minh: Nhà nước nghiêm cấm việc "Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng" và "Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa".

 

Thông tin của người tiêu dùng Hải Sa về sản phẩm đông trùng hạ thảo chưa thật sự đầy đủ nên Tổ chức Bảo vệ người tiêu dùng AFCA chưa thể trả lời chi tiết cho quý bạn đây có phải việc bán sản phẩm hàng hóa nói trên là vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng hay không.

 

Trước tiên, bạn vui lòng xem lại phần quảng cáo trước đây có chi tiết nào không chính xác với sản phẩm bạn đã mua hay không. Ngoài ra, thông thường, một số người tiêu dùng khi mua hàng hóa về nhưng có một số trường hợp không vừa lòng thì người tiêu dùng vẫn được các doanh nghiệp làm ăn chân chính đổi sản phẩm mới.

 

Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp không chịu đổi sản phẩm, bạn có thể liên lạc AFCA (www.afca.vn) để chúng tôi hỗ trợ giúp bạn đàm phán với doanh nghiệp.

 

 

* Tôi thắc mắc chuyện giá cả xe gắn máy ở nước ta, tại sao giá đề xuất bán lẻ luôn luôn là để tham khảo? Vậy khoản tiền để lấy được 1 chiếc xe chênh lệch gần 10 triệu đồng, thậm chí trên 10 triệu đồng 1 chiếc. Tại sao lại không quản lý được giá cả leo thang như thế, khi bán thì giá khác, còn xuất hóa đơn bán lẻ thì lại bằng giá của nhà sản xuất đưa ra, vậy là hành vi trốn thuế rõ ràng! (Dương Quốc Bảo, 24 tuổi, baosnsh@...)

* Tiến sĩ Nguyễn Mộng Hùng: Trách nhiệm này thuộc về những nhà phân phối, các đại lý trong việc niêm yết giá vi phạm về Luật thương mại, Luật bảo vệ người tiêu dùng có quyền khiếu kiện đến sở thương mại, chi cục quản lý thị trường, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

* Hiện tại cháu có bảo hành 1 USB transcend 8G nhưng nay đã gần 4 tháng rồi mà hàng vẫn chưa về mặc dù những người bảo hành sau thì đã có rồi, giờ cháu phải làm gì? (Nguyễn Nhật Tân, 16 tuổi, ntan1995@...)

 

* Ông Tường Minh: Người tiêu dùng được quyền yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng hóa mới, nhận lại hàng có khuyết tật. Trong trường hợp của Nhật Tân, bạn có quyền yêu cầu đơn vị bảo hành giải quyết ngay việc sửa chữa hàng hóa. Người tiêu dùng không cần phải quan tâm việc chờ đợi nhập khẩu hàng bởi đây là trách nhiệm của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp bán hàng, đương nhiên phải đảm bảo việc bảo hành sản phẩm của mình kịp thời.

 

Nếu không được giải quyết, bạn có thể gửi thông tin chi tiết đến Hội Chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng TP.HCM (website www.afca.vn hoặc email đến afcavn@gmail.com) để được chúng tôi hỗ trợ kịp thời.

 

* Nhiều người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái trên tivi. Có cách nào ngăn chặn tận gốc việc này? Cứ nói mà không làm thì các đài truyền hình không bao giờ sợ, người cả tin vẫn là thiệt thòi nhất. (Trịnh Hoài Thu, 36 tuổi, hoaithu1976@...)

 

- Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Theo tôi, chất lượng dịch vụ sản phẩm trên thị trường chúng ta như bạn hỏi tôi thấy còn nhiều vấn đề phải làm. Ở các nước, người tiêu dùng lập tức sẽ khởi kiện khi quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm nhưng tại VN, có lẽ không ít người tiêu dùng lại thờ ơ với quyền lợi của mình.

 

Câu chuyện gần đây chú ý dư luận là kỹ sư Lê Văn Tạch đã mạnh dạn tố cáo các cơ quan có thẩm quyền về Toyota VN. Sau đó các cơ quan có thẩm quyền đã làm việc với Toyota VN. Kết quả Toyota đã khai báo gần 80.000 sản phẩm cụ thể cả chủng loại model, số máy, số khung bị lỗi. Thông tin này được công bố công khai trên báo chí nhưng qua gần 2 tháng sau chỉ có 500 xe đến sửa chữa.

 

Một câu hỏi đặt ra ở đây là những xe còn lại đã đi về đâu? Người ta không thể lường trước được với những lỗi này nếu gây ra tai nạn giao thông khi lưu thông trên đường, hậu quả sẽ thế nào?

 

Qua vụ việc này cho thấy trong nhiều trường hợp, việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng không chỉ liên quan đến 1 người dù khiếu nại thường xuất phát từ 1 cá nhân. Do vậy xã hội rất cần đến người tiêu dùng dũng cảm đứng ra đấu tranh đòi quyền lợi của mình.

 

Câu hỏi của bạn tôi cho rằng bảo vệ người tiêu dùng trách nhiệm không phải của riêng Nhà nước mà là của cả cộng đồng doanh nghiệp và bản thân người tiêu dùng. Nói cách khác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giống như cái ghế có 4 chân, bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, kế đến là các tổ chức xã hội và cơ quan truyền thông rồi đến các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ, sau cùng là người tiêu dùng.

 

Do vậy công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội.

 

* Việc khởi kiện các doanh nghiệp bán hàng giả, hàng kém chất lượng được thực hiện như thế nào? Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng sẽ hỗ trợ như thế nào? (Bùi Quang Hưng, 24 tuổi, quanghung_ktgt@...)

 

* Ông Tường Minh: Từ ngày 1-7, người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

 

Nếu người tiêu dùng cảm thấy không được giải quyết thỏa đáng có thể khởi kiện doanh nghiệp ra tòa án. Khi khởi kiện, người tiêu dùng không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí tòa án và được tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hỗ trợ pháp lý. Đặc biệt,lLuật quy định rõ "Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng được quyền tham gia đại diện người tiêu dùng để khởi kiện".

 

Nếu anh Hưng có trường hợp xâm phạm quyền lợi cụ thể thì có thể liên lạc ngay AFCA qua email afcavn@gmail.com để được chúng tôi hỗ trợ. Riêng về hành vi bán hàng giả, hàng kém chất lượng đều là những hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, bị Nhà nước nghiêm cấm.

 

* Hiện nay tình trạng hàng giả hàng nhái xuất hiện rất nhiều. Mặc dù biết hàng nhái thương hiệu nổi tiếng nhưng nhiều người vẫn phải mua... Vậy Nhà nước đã có biện pháp gì để chống hàng nhái, hàng giả. Nếu mua phải hàng này thì phải làm gì để được bồi thường? Em xin cảm ơn. (Nguyễn Tiến, 26 tuổi tuổi, lcnvt@...)

 

- Luật sư Nguyễn Minh Hương: Nhà nước Việt Nam có nhiều biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả hàng nhái. Các cơ quan thực thi sau: hải quan, công an, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, tòa án là những cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi kinh doanh hàng giả hàng nhái.

 

Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban 127) ở trung ương, ở tỉnh và thành phố, trưởng ban là thứ trưởng thường trực Bộ Công thương, với nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp các cơ quan thực thi nhằm tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và hàng giả.

 

Bộ luật hình sự, Luật sở hữu trí tuệ, pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính đã quy định các hình phạt, mức phạt, án tù đối với hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái.

 

Việc kinh doanh hàng giả là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nếu mua phải hàng giả, theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người mua hàng có quyền tố cáo cơ quan công an về đơn vị kinh doanh hàng giả để xử lý theo pháp luật hoặc trả lại hàng cho người bán để lấy lại tiền, và tự thỏa thuận với đơn vị kinh doanh về việc bồi thường.

 

Nếu thỏa thuận đòi bồi thường với người kinh doanh không đạt được, người tiêu dùng phải khởi kiện dân sự với người kinh doanh đòi bồi thường tại tòa án.

 

* Kính chào tòa soạn TTO và các vị khách mời. Bên cạnh sự ra đời của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các cơ quan hữu quan có biện pháp mạnh tay nào để các nhà sản xuất thực hiện đúng các quyền của người tiêu dùng, ví dụ như quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ? Xin cám ơn! (Tình Tang, 27 tuổi, tinhtinh.tang@...)

 

- Tiến sĩ Nguyễn Mộng Hùng: Trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các cơ quan các ngành của Nhà nước đều phải có trách nhiệm ban hành những nghị định, những thông tư, những biện pháp chế tài mạnh để xử lý những hành vi vi phạm: quy định về những hành vi vi phạm quyền được cung cấp thông tin, về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của những nhà sản xuất và nhà phân phối những thông tin cần thiết cho người tiêu dùng, nhà sản xuất phải đảm bảo quyền thông tin và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Đó là một trong tám quyền cơ bản của người tiêu dùng ở Việt Nam và trên thế giới.

 

Điều 13 của Luật bảo vệ người tiêu dùng quy định trách nhiệm của bên thứ 3 (đài, báo chí) phải chịu trách nhiệm về thông tin quảng cáo đến người tiêu dùng và Nhà nước phải có chế tài đối với việc quảng cáo những thông tin sai lệch. Và bên thứ 3 cần ngăn chặn, đính chính những sai lệch của mình theo đúng Luật quảng cáo, Luật bảo vệ người tiêu dùng.

 

* Luật bảo vệ người tiêu dùng hiện nay có can thiệp được vào tình trạng đại lý đầu cơ xe và bán giá cao hơn nhiều so với giá niêm yết không? Đi

Theo TTO