(Tin Môi Trường) - Bên cạnh việc chuẩn bị những phần trả lời thông thường trong các buổi phỏng vấn xin việc thì ứng viên cũng nên sẵn sàng tâm lý để đối mặt với các câu hỏi phỏng vấn hay và khó. Đây là lúc mà nhà tuyển dụng mong muốn bạn thể hiện khả năng và bản lĩnh để họ có thể đánh giá năng lực của bạn toàn diện hơn.
Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được cách “đối phó” với các câu hỏi khó ở vòng phỏng vấn như thế nào nhé!
Ảnh minh hoạ; IE
Trả lời theo hướng tích cực
Tùy theo từng vị trí như
tuyển nhân viên bán hàng online hay Marketing, kế toán mà nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi khó khác nhau. Cách trả lời tốt nhất là diễn đạt nó theo mặt tốt của vấn đề, cho thấy bạn là người luôn hướng đến sự tích cực trong mọi tình huống.
Chẳng hạn, nếu được hỏi rằng tại sao lại không đi làm trong một thời gian dài, tức là điều nhà tuyển dụng muốn biết có phải bạn thất nghiệp trong một vài tháng là xuất phát từ điểm yếu nào đó hay không. Lúc này, bạn nên đề cập đến những việc mình đã làm được trong thời gian đó, cụ thể là tham gia các khóa học trau dồi kỹ năng, học thêm một bộ môn yêu thích, dành thời gian cho bản thân để thư giãn... để tạo tiền đề cho công việc mới một cách tốt nhất.
Tránh nhắc đến việc bạn không làm việc trong thời gian này là do lười, chưa tìm được công việc yêu thích... vì cách diễn đạt này sẽ khiến nhà tuyển dụng không mấy hài lòng.
Nói thật – nói đúng
Sự thành thật trong từng câu trả lời sẽ giúp cho ứng viên tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng dù đó có là một câu hỏi phỏng vấn hay và khó. Ví dụ như trong trường hợp nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu trong công việc của bạn là gì thì hãy nói thật về bản thân mình nhưng kèm theo đó là cách bạn cải thiện nó hàng ngày.
Câu trả lời có thể là “Tôi là một người vô cùng hướng ngoại, đó là điểm mạnh vì tôi có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường mới nhưng đôi khi cũng là điểm yếu. Tôi đã nhận khá nhiều sự góp ý từ đồng nghiệp và quản lý cũ về vấn đề này. Do vậy, tôi cũng đang cố gắng cân bằng năng lượng của mình, không để ảnh hưởng đến công việc chung. Gần đây, tôi xây dựng thói quen viết nhật ký để bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của mình bằng ngòi bút thay vì bằng lời nói...”. Điều này sẽ cho thấy bạn là người trung thực, dám nhận khuyết điểm và biết cách hạn chế điều đó.
Chuyển hướng sang chủ đề khiến bạn tự tin hơn
Nếu nhận được một câu hỏi khó mà bạn biết rằng mình không thể làm thỏa mãn nhà tuyển dụng thì hãy chuyển hướng sang vấn đề bạn là chuyên gia.
Chẳng hạn nếu như được hỏi về kinh nghiệm chạy Google Ads nhưng bạn chưa thử qua bao giờ thì có thể thừa nhận rằng bạn không có nhiều hoạt động về mảng đó, và tiếp tục đề cập đến việc bạn đã từng quản lý Fanpage, có kinh nghiệm SEO và luôn cập nhật các phương pháp SEO mới nhất... Tức là bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rất hào hứng và hoàn toàn có đủ khả năng học hỏi cũng như đảm nhận vai trò mà công ty mong muốn.
Hít thở sâu và giữ bình tĩnh
Điều này thực ra không phải là một cách giúp bạn trực tiếp vượt qua câu hỏi khó nhưng nó hoàn toàn có thể giúp bạn giữ được tâm lý vững vàng, suy nghĩ ra được những câu trả lời thích hợp nhất. Đôi khi điều mà nhà tuyển dụng muốn đánh giá ở đây không phải là chất lượng câu trả lời có tốt hay không, đúng hay sai... mà họ chỉ muốn xem thử bạn phản ứng ra sao trước áp lực.
Chính vì thế, một thái độ bình tĩnh và kiên định sẽ là điểm cộng của ứng viên trong trường hợp này. Bên cạnh đó, khi tâm lý bạn ổn định thì hoàn toàn có khả năng đưa ra những đáp án hay, thuyết phục nhà tuyển dụng.
Kéo dài thời gian để suy nghĩ thêm
Đây được coi là một mẹo để giúp ứng viên có thể thời gian để suy nghĩ về phương án tối ưu nhất và tuyệt đối không nên đưa ra những câu trả lời
sáo rỗng, không có ý nghĩa.
Thay vào đó, hãy cho thấy bạn đang cân nhắc để đưa ra câu trả lời thấu đáo vì bạn đã hiểu được vấn đề. Kể cả các buổi phỏng vấn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, bạn có thể kéo dài thời gian bằng cách lặp lại hoặc làm rõ câu hỏi với người phỏng vấn, đánh giá đây là câu hỏi hay/có tính xây dựng... Nói chung, bạn nên có cách tiếp cận thật khéo léo, không nên cho nhà tuyển dụng thấy bạn đang bối rối hoặc cố tình “câu giờ”.
Hy vọng qua bài viết về chủ đề 5 cách “đối phó” với câu hỏi phỏng vấn hay và khó trên đây đã giúp bạn có thêm những ý tưởng tốt hơn cho mình. Đừng lo lắng quá về việc không đủ kinh nghiệm hay kỹ năng, hãy bình tĩnh tự tin và thể hiện hết mình để các nhà tuyển dụng cảm nhận được tinh thần của bạn!