Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Hình thành chuỗi liên kết sản xuất, làm nên vẻ đẹp và sức mạnh trên mỗi vùng biển, đảo

(07:02:11 AM 04/07/2022)
(Tin Môi Trường) - Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, phong trào phát triển kinh tế nông hộ và liên kết trong sản xuất đã có từ lâu, nhiều tập đoàn, hợp tác xã ra đời và phát triển mạnh, đem lại nguồn thu lớn cho quê hương, đất nước. Nhưng với lĩnh vực nuôi thủy hải sản ngoài biển xa, mô hình này còn non trẻ, chuỗi liên kết hợp tác xã thủy sản chưa nhiều. Có một doanh nghiệp tiên phong đưa vật liệu nhựa HDPE ra biển để xây dựng các mô hình nuôi hải sản đa tầng kết hợp với dịch vụ du lịch, hạn chế vấn nạn rác thải ra môi trường biển- đó là Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Super Trường Phát.

Tìm phương án, cách làm

 

Hình
Làm nên vẻ đẹp cho từng vùng biển
 
Mấy năm gần đây, Tập đoàn nhựa Super Trường Phát được nhiều người dân nuôi nuôi biển biết đến với nhiều mảng sáng, hướng đến sinh kế cộng đồng và vì sự nghiệp nuôi biển, đại dương xanh,... Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi biển của Tập đoàn được kết tạo bởi nhựa HDPE và hiện nay những lồng, ống, phao, giàn nổi mang thương hiệu Super Trường Phát đang phủ rộng nhiều tỉnh thành có biển, được các nhà chuyên môn đánh giá là bền, đẹp, thân thiện được với môi trường biển và cũng là vật liệu duy nhất cứu sinh cho ngành thủy sản truyền thống (lồng, tre, thùng phuy, phao xốp,..) đang là thủ phạm gây ô nhiễm đại dương hiện nay. 
 
Để đáp ứng yêu cầu cho mỗi vùng biển, Tập đoàn đã đưa các máy móc hiện đại nhập khẩu 100% từ các nước châu Âu về để sản xuất, nguồn nguyên liệu nhập từ Ả Rập Xê Út, Thái Lan, đồng thời trang bị hệ thống phòng Lab khép kín đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, 
 
Cũng theo Bà Nguyễn Thị Hải Bình, để phát triển nghề nuôi biển công nghệ cao, doanh nghiệp không thể đơn phương độc mã trên biển mà cần phải có sự đồng thuận, liên kết của các bên: Nhà quản lý- doanh nghiệp- người dân. Hiện Tập đoàn đang hướng đến là một doanh nghiệp công nghệ nhằm khẳng định sự nghiêm túc trong việc khai phá cánh đồng biển đảo- hành tinh cuối cùng của loài người bằng sự nỗ lực và trách nhiệm trước biển. Tuy nhiên, tất cả vẫn còn đang ở tầm nhìn phía trước. Còn nhiều cái khó.
 
Bà Nguyễn Thị Hải Bình cho biết, trong quá trình triển khai thực tế, doanh nghiệp chúng tôi gặp nhiều khó khăn, một trong số đó là việc tạo lập hệ chuỗi liên kết sản xuất bền vững nuôi biển. Chương trình nuôi biển quy mô công nghiệp mới bắt đầu ở Việt Nam. Nếu làm phép thử một hộ ngư dân tỉnh Khánh Hòa hoặc Bình Định bỏ ra 100 – 300 tỷ đồng để nghiên cứu công nghệ, đầu tư nuôi nuôi biển, kết hợp du lịch, thì không ai dám nhận và rất khó làm được. Doanh nghiệp của Việt Nam nếu chỉ đứng nhìn, suy nghĩ, đắn đo bão tố, thì không bao giờ có thể làm thay đổi căn bản nghề nuôi biển quy mô công nghiệp trên mỗi vùng biển. Vì vậy, rất cần phải có những doanh nghiệp đi tiên phong mở đường, ứng dụng các công nghệ mới vào nuôi biển”- Bà Bình chia sẻ!
 
Hình
HDPE nơi nuôi dưỡng mầm sống
 
Đúng vậy, qua thực tế cho thấy, làm một trang trại nuôi biển quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, có thể tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng,người dân thì khó, doanh nghiệp bình thường cũng vật vã, vì thế cần liên kết nhiều doanh nghiệp cùng làm. Tại Khánh Hòa đã có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trên 4.000 tỷ đồng cho nuôi cá biển, đằng sau công ty này có nhiều doanh nghiệp Việt Nam cung cấp vật liệu, giải pháp nuôi trồng. Chủ trương phát triển của nước ta về nuôi biển đã rõ ràng, nhưng khi triển khai doanh nghiệp đang gặp nhiều trắc trở về cơ chế chính sách, thủ tục pháp lý, luật pháp,…đã làm giảm sự nhiệt huyết của nhiều doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc tạo lập hệ chuỗi bền vững nuôi biển.
 
Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về giá thành sản phẩm ngoại nhập và sản phẩm trong nước chưa thông suốt. Hiện nay, Super Trường Phát đã nhập khẩu mã sản phẩm nguyên liệu hạt nhựa, để sản xuất ra sản phẩm HDPE chuyên nuôi biển, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Chỉ cần đặt phép tính đơn giản, giá vận chuyển toàn bộ vật tư, lồng nuôi biển từ Na Uy về Việt Nam với quãng đường xa, giá thương hiệu của họ đắt và nhiều chi phí khác, đội giá thành cao hơn 50% so với mua sản phẩm cùng loại ở trong nước. Doanh nghiệp phải chịu áp lực rất lớn về giá thành và chất lượng, bên cạnh đó phải có nhiều các dịch vụ hậu mãi khác với người dân. Vì vậy, người dân và những doanh nghiệp liên kết cần hiểu đầy đủ thông tin, chọn mua đúng sản phẩm. Đây cũng là thông tin cần thiết cho Tổng cục Thủy sản và các địa phương làm căn cứ khi ban hành tiêu chuẩn quốc gia và địa phương về nuôi biển. 
 
Một trong những đối tác mới được ghi nhận hiện nay của Super Trường Phát là Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam. Australis Việt Nam đã đầu tư trên 200 triệu USD nuôi cá chẽm quy mô công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Trước đây, Australis Việt Nam mua 100% nguyên liệu ống từ Na Uy, hiện nay chuẩn bị mở rộng nuôi cá ở vùng biển Kiên Giang và chính thức chuyển sang hợp tác với Super Trường Phát trong việc cung cấp ống làm lồng nuôi biển- Đây cũng là một minh chứng cho sự tin tưởng và hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trên biển, cộng hưởng để tương sinh, giảm giá thành chi phí, tăng hiệu quả lợi nhuận trên biển.
 
Hình thành chuỗi liên kết sản xuất, làm nên vẻ đẹp và sức mạnh trên mỗi vùng biển, đảo
Lãnh đạo Tổng cuc Biển và Hải đảo thăm gian hàng sản phẩm của STP
 
Một số đề xuất tháo gỡ khó khăn
 
Cũng theo bà Nguyễn Thị Hải Bình: Để có thêm cơ hội cho doanh nghiệp, nước ta cần có cơ chế cho phép doanh nghiệp tư nhân được tham gia đấu thầu trực tiếp các dự án nghiên cứu, sản xuất những lĩnh vực thuộc nuôi biển. Cách làm này sẽ tạo được sự cạnh tranh giữa đầu tư công và đầu tư tư, thúc đẩy ứng dụng  công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, người dân được hướng lợi.
 
Bài học thành công nuôi biển quy mô công nghiệp của Na Uy là một minh chứng để Việt Nam học tập. Ngành Thủy sản và Tài nguyên và Môi trường cần có một chiến lược chung cho lĩnh vực kinh tế thủy sản trên biển để người dân đồng thuận, thu hút vốn đầu tư và công nghệ từ doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài. Qua đây cũng là thông điệp cho người tiêu dùng trên thế giới biết những sản phẩm của Việt Nam đang sản xuất, để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm làm nên những khu du lịch cộng đồng trên biển thân thiện với môi trường.
H.M