Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'

(19:23:48 PM 31/01/2022)
(Tin Môi Trường) - Người Việt thường coi trọng mâm ngũ quả, cúng giao thừa ngày Tết. Trong văn hóa Phật giáo, Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng cúng trái cây nào cũng như nhau không phân biệt mắc hay rẻ tiền.

Nguồn gốc cúng giao thừa

Thượng tọa trụ trì chùa Giác Ngộ cho hay, Phật giáo đi đến quốc gia nào thì cho phép người tu học Phật hưởng ứng văn hóa Tết ngày đầu tiên của năm mới tại quốc gia đó. Tại Ấn Độ không có khái niệm Tết như chúng ta hay văn hóa phương Tây. Khái niệm Tết của chúng ta gắn liền với tôn giáo. Phật giáo qua Việt Nam mới có văn hóa cúng giao thừa.
 
Theo đó, việc giao thừa của Phật giáo Đại Thừa ở Việt, Trung Quốc, Nhật Bản… gắn liền với sự có mặt của Đức Phật Di Lặc trong tương lai vào ngày mùng 1 hoặc hóa thân của Hòa thượng Bố Đại với thân hình to tròn, bụng lớn tượng trưng cho sự bao dung, quảng đại, tha thứ, vô ngã vị tha, gương mặt cười hoan hỷ để trải nghiệm hạnh phúc trong cuộc sống.
 
 

Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'

Mâm cúng giao thừa của một gia đình Việt- V.P

 
 
Do đó, người Phật tử bắt đầu có tín ngưỡng hóa ngày lễ giao thừa vì đêm giao thừa chuyển thời khắc kết thúc năm cũ mở ra năm mới gắn liền với Đức phật Di Lặc. Còn tại Việt Nam, tập tục này không chỉ dừng lại ở lễ giao thừa đó, mà sau lễ giao thừa tăng ni tại các chùa có một thầy Kinh, nơi gióng 18 tiếng chuông, nơi 21, nơi 49, nơi 108 tiếng chuông bắt đầu cho năm mới. Sau đó là khóa kinh cầu thế giới hòa bình, đất nước thịnh vượng phát triển, cầu gia đình cơm no áo ấm mọi người hạnh phúc bình an sau đó phát lộc tượng trưng.

Bày mâm ngũ quả ngày Tết
 
Ngày Tết, người Việt xưa thường dùng những sản vật cây trái do chính mình tạo ra để dâng lên ông bà tổ tiên, trời đất. Người Việt cũng chuộng con số 5 vì 5 là yếu tố cấu thành nên vũ trụ, ngũ hành. Số 5 cũng thể hiện ước muốn ngũ phúc lâm môn của người Việt gồm: phú, quý, thọ, khang, ninh. Chính vì vậy, ngày Tết mỗi gia đình Việt thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ tổ tiên.
 
 
Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ (TP.HCM) cho rằng, đối với người tu học Phật, chúng ta cúng bất cứ một loại trái cây nào cũng có giá trị giống như nhau dù trái cây đó mắc tiền hay rẻ. Giá trị của việc cúng vẫn là ở lòng tôn kính nên đừng quá bận tâm đến loại trái cây mình cúng là gì.
 
Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
Bàn thờ ngày Tết của người Việt - ãnh: LÊ NGỌC THẢO
 
Ngày nay, nhiều người Việt thường chọn bày trái cây cúng ngày Tết ám chỉ cho ước nguyện về đời sống hưng thịnh. Ví dụ: mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài, thơm (dứa)… với nghĩa: “Cầu vừa đủ xài thơm”.
 
Về vấn đề này, Thượng tọa Thích Nhật Từ phân tích, Việt Nam hiện nay đang là nước có thu nhập trung bình khá, trong vòng vài năm nữa nếu chúng ta giữ được tăng trường GDP thì nền kinh tế sẽ khá hơn. Do đó, không cần thiết dừng lại ở vừa đủ xài, chúng ta phải tin rằng mình đạt được ngưỡng thế nào nên đừng mê tín hóa hình thức cúng trái cây đọc chệch âm.
 
“Muốn thành công theo Đức Phật phải có 3 yếu tố: Tầm nhìn chân chính để định hướng nghề nghiệp hợp pháp, tạo được doanh thu; hai là kiên trì không bỏ cuộc giữa chừng; thứ ba là siêng năng theo đuổi, có được 3 yếu tố đó thì chúng ta chắc chắn thành công”, Thượng tọa Thích Nhật Từ nói.

 

TNO