(Tin Môi Trường) - GS.TS.NGND. Trần Hiếu Nhuệ, Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) đã có bản góp ý cho Dự thảo Nghị định của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT” số 72/2020/QH14 theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Xin đăng tải toàn văn bài góp ý của GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ đã gửi cho Bộ TN&MT
GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ - Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam
1. Khái quát
Dự thảo Nghị Định Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường gồm hai phần :
- Phần Chính: 186 trang, với 197 điều, 13 chương, cụ thể:
Chương I, QUY ĐỊNH CHUNG, có 3 điều.
Chương II, BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG, có 04 mục, 17 điều.
Mục 01, Bảo vệ môi trường nước, 02 điều.
Mục 02, Bảo vệ môi trường không khí, 05 điều.
Mục 03, Môi trường đất, 07 điều.
Mục 04, Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, 03 điều.
Chương III, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, có 06 điều.
Chương IV, GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG, ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG, có 14 điều.
Chương V, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ, ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC, có 05 mục, 25 điều:
Mục 01, Bảo vệ môi trường làng nghệ, 03 điều.
Mục 02, Cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, 02 điều.
Mục 03, Bảo vệ môi trường đối với các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm , hang hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy, 05 điều .
Mục 04, Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, phá dỡ tầu biển đã qua sử dụng, nhập khẩu phế liệu. 07 điều.
Mục 05, Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và trong một số lĩnh vực khác, 08 điều
Chương VI, QUẢN LÝ CHẤT THẢI, có 04 mục, 21 điều:
Mục 01, Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, 09 điều.
Mục 02, Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, 03 điều.
Mục 03, Quản lý chất thải nguy hại, 06 điều.
Mục 04, Quản lý nước thải, khí thải đặc thù: Ký quỹ Bảo vệ môi trường đối với chôn lấp chất thải, 3 điều.
Chương VII, TRÁCH NHIỆM TÁI CHẾ, XỬ LÝ SẢN PHẨM, BAO BÌ THẢI BỎ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU, có 03 mục, 14 điều:
Mục 01, Trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của tố chức, các nhân sản xuất, nhập khẩu, 07 điều.
Mục 02, Trách nhiệm xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, 03 điều.
Mục 03, Cung cấp, quản lý thông tin và quản lý, giám sát thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, 04 điều
Chương VIII, QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG, có 03 mục,19 điều:
Mục 01, Điều kiện tham gia hoạt động quan trắc môi trường, 15 điều.
Mục 02, Cung cấp, công bố thông tin số liệu chất lượng môi trường, 02 điều.
Mục 03, Quan trắc nước thải, khí thải, 02 điều.
Chương IX, HỆ THỐNG THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG, có 02 mục, 10 điều
Mục 01, Thông tin môi trường, 04 điều.
Mục 02, Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, 06 điều.
Chương X, PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG, BÔI THƯỜNG THIÊT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG, có 04 mục, 14 điều:
Mục 01, Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, 04 điều.
Mục 02, Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường, 03 điều
Mục 03, Xác định thiệt hại môi trường, 4 điều
Mục 04, Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, 03 điều.
Chương XI CÔNG CỤ KINH TẾ VÀ NGUỒN LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, có 06 mục, 44 điều:
Mục 01, Chi trả hệ sinh thái tự nhiên, 10 điều
Mục 02, Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; Ưu đãi, hỗ trợ Bảo vệ môi trường, 08 điểu
Mục 03, Phát triển kinh tế tuần hoàn, 04 điều
Mục 04, Phát triển ngành Công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trương, 05 điều,
Mục 05, Sản phẩm, dịch vụ Bảo vệ môi trương, 07 điều
Mục 06, Nguồn lực cho Bảo vệ môi trương, 10 điều
Chương XII, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, THANH TRA, KIỂM TRA VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, có 03 mục, 07 điều :
Mục 01 – Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường, 02 điều
Mục 02 - Thanh tra, Kiểm tra Bảo vệ môi trương, 03 điều
Mục 03 - Cung cấp dịch vụ công trực tuyến về Bảo vệ môi trường, 02 điều.
Chương XIII, ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH, 03 điều.
- Phụ lục: 346 trang với 87 phụ lục
Một số góp ý cụ thể như dưới đây:
2. NHẬN XÉT
Về tổng thể, đây là sản phẩm rất đồ sộ với công sức to lớn của tập thể. Tôi chỉ xin phép có ý kiến như sau :
2.1.Về nội dung
- Chương 1.
+ Đề nghị rà xét lại thuật ngữ 16 điều 3. Đọc lên thấy chưa rõ và thiếu báo cáo ĐMC ? Có thể như sau có được không:
Báo cáo đánh giá tác động đối với môi trường bao gồm báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của các chiến lược, chương trình, kế hoạch,… và báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án cụ thể. Đối với báo cáo ĐTM, tùy thuộc giai đoạn triển khai thực hiện dự án, phân biệt: giai đoạn tiền khả thi, chủ dự án phải thực hiện báo cáo ĐTM sơ bộ, giai đoạn dự án khả thi, thực hiện báo cáo ĐTM chi tiết. Ngoài ra tùy theo tình huống thực hiện dự án, chủ dự án còn phải thực hiện báo cáo ĐTM bổ sung, báo cáo ĐTM lặp lại,…Tùy thuộc quy mô dự án, với các dự án nhỏ, chủ dự án chỉ cần báo cáo ĐTM đơn giản. Ngoài ra theo Luật BVMT, chủ dự án còn phải: có bản đăng ký đạt quy/tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch BVMT đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phe duyệt hoặc xác nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành
Chương 2.
Mục 1
- Đối với điều 4, là các sồng hồ (nước mặt) thuộc tỉnh, tại khoản 7 về tổ chức thực hiện, cần nói rõ là Sở Tài nguyên môi trường cấp tỉnh là thường trực, tương ứng với các sông liên tỉnh ở điều 5, Bộ Tài nguyên và Môi trường là chủ trì. Tuy nhiên khi đọc khoản 2 của điều 5 thì điểm a của khoản 7, điều 4 lại là thừa ?
- Tại sao không thấy vai trò trách nhiệm của các chủ nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, trong 02 điều đối với môi trường nước mặt nhỉ ? (vì nằm rải rác ở các chương !)
- Trường hợp xẩy ra sự cố môi trường đố với nguồn nước mặt, như trường hợp nhà máy nước Hòa Bình năm 2019 thì phải tìm nguyên nhân và thủ phậm gây ra như thế nảo ? Ai là người chịu trách nhiệm quản lý ?
- Tại mục 1 : Còn thiếu vắng hẳn một mảng là quản lý, bảo vệ môi trường nước dưới đất hay đời thường gọi là nước ngầm. Cần them ít nhất 01 điều.
Chương 3, chương 4 : đều liên quan đến mục từ, khoản 16, điều 2 và cùng là nhiệm vụ của chủ dự án, phải thực hiện. Có nên sáp nhập thành một chương chung không ? đồng thời bảo đảm tính cân đối về số điều giữa các chương ?
Chương 5 :
-Tên chương và tên các mục xem ra chưa tương xứng với nhau. Có cần để chữ đô thị, nông thôn không hay nên bỏ ? mà thay bằng chữ công nghiệp, nông nghiệp và một số lĩnh vực khác. Mặc dù đã có Nghị Định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, nhưng vẫn còn cụm công nghiệp hay những xí nghiệp sản xuất nhỏ lẻ.
- Cân nhắc, trong Nghị Định, có nên để 02 phương án ?
Chương 6, 7, 8, 9, 10: không có ý kiến
Chương 11:
- Có nên tách thành 02 chương cho 2 mảng: Công cụ kinh tế MT và Nguộn lực bảo vệ môi trường không? Chương 11 Công cụ kinh tế môi trường, gồm các mọc 1, 2, 3 (22 điều), chương 12 Phát triển Công nghiệp môi trường, dịch vụ, sản phẩm và nguồn lực cho bảo vệ môi trường, gồm các mục 4, 5, 6 (22 điều).
-Tại khoản 2 điều 188, thấy rằng vai trò, trách nhiệm của Bộ Giáo dục-Đào tạo còn lu mờ. Cần nhấn mạnh vai trò của Bộ GD-ĐT trong việc đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường, cụ thể trong xây dựng, triển khai các dự án từ lập báo cáo đầu tư đến thi công, xây dựng, vận hành các công trình kỹ thuật xử lý chất thải, nước thải, khí thải, CTR,v.v.
- Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong bảo vệ môi trường. xử lý ô nhiễm.v.v.
Chương cũ (cũ) thành 13 (mới)
2.2. Về hình thức:
- Chương XI quá lớn, tới 44 điều, (không kể chương I và chương XIII, mỗi chương chỉ có 03 điều vì là đặc biệt).
- Chương III (06 điều) và chương IV (14 điều), công việc nối tiếp gần nhau, cùng là nhiệm vụ của chủ dự án cụ thể phải thực hiện, nên có thể sáp nhập thành một chương với 20 điều.
- Chương XII, tách làm hai chương, mỗi chương 22 điều, như trên đề nghị.
Như vậy số điều giữa các chương sẽ gần nhau hơm. Cân đối hơn.
3. KẾT LUẬN
- Đây là một công trình đồ sộ, công phu với sự đống góp của nhiều cán bộ quản lý, chuyên môn, chuyên gia hoạt động trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Người góp ý chỉ xin góp một vài ý kiến với mong muốn góp phần hoàn thiện Nghị Định Chính phủ và kịp thời phục vụ nhiệm vụ khi Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc Hội khóa 13 thông qua và có hiệu lực vào ngáy 01 tháng 01 năm 2022.