(Tin Môi Trường) - Bị sa thải là một trải nghiệm không mấy vui vẻ và dễ dàng trở thành nỗi ám ảnh tâm lý đối với hầu hết mọi người. Đây là thời điểm bạn sẽ mất tự tin khi nộp CV và lo lắng sẽ không được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng trong lần xin việc tiếp theo.
Nếu bạn đang rơi vào tình huống này và gặp những khó khăn trong việc “xốc” lại tinh thần để sẵn sàng cho những cơ hội mới thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. 4 cách trả lời phỏng vấn thông minh khi bị sa thải sau đây sẽ hữu ích đối với bạn, dù là ứng tuyển
công việc tiếng Trung hay bất cứ ngành nghề nào khác.
Ảnh minh hoạ: IE
Không chủ động nhắc đến từ “sa thải”
Khi đặt câu hỏi về lí do bị sa thải của bạn, nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn nhìn nhận và vượt qua vấn đề này như thế nào. Vì vậy, chuẩn bị một số cách tiếp cận khéo léo sẽ giúp bạn có được sự thấu hiểu. Bí quyết đầu tiên bạn cần nhớ đó là tránh chủ động sử dụng từ “sa thải” trong lúc trả lời phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn gián tiếp bày tỏ với người đối diện rằng đây là một sự kiện quan trọng nhưng không tác động xấu đến bạn ở khía cạnh công việc cũng như tâm lý.
Ví dụ, “Không được tiếp tục làm việc ở vị trí cũ là một điều tiếc nuối, nhưng tôi nghĩ rằng nó sẽ không ảnh hưởng quá tiêu cực đến tôi lúc này. Đây rõ ràng là một điều bình thường khi làm việc trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay.”
Giữ thái độ tích cực với công việc cũ
Trong trường hợp bạn bị sa thải vì những bất đồng, mâu thuẫn với cấp trên hoặc đồng nghiệp, có thể lỗi sai không đến trực tiếp từ phía bạn thế nhưng khi trả lời phỏng vấn cho công việc mới, bạn vẫn nên giữ một thái độ chuẩn mực khi nhắc đến quá trình làm việc trước đây.
Cách trả lời phỏng vấn thông minh này có thể làm nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một người điềm đạm thay vì chấp nhặt quá nhiều khi liên tục kể lể về những lỗi lầm, tiêu cực trong môi trường làm việc cũ. Bạn có thể trả lời ngắn gọn như “Ở mỗi môi trường làm việc luôn mang lại cho tôi những góc nhìn và trải nghiệm mới mẻ, tôi tin bản thân đã trưởng thành hơn qua những khó khăn ấy.”
Nhấn mạnh về giá trị hiện tại
Hãy ngưng nói về công việc trong quá khứ, thay vào đó bạn cần nhấn mạnh những giá trị hiện tại mà bản thân đã tích lũy, học hỏi được thông qua quá trình làm việc trước đây. Chẳng hạn, “Tôi đã hoàn toàn vượt qua và tự tin hơn rất nhiều khi biết mình hạn chế ở đâu và cần phát huy những gì. Hiện tại bên cạnh những kỹ năng chuyên môn liên quan, tôi cũng đã rèn luyện được các kỹ năng mềm cần thiết như tổ chức sắp xếp, phân tích dữ liệu một cách hiệu quả”.
Giá trị hiện tại sẽ là nhân tố quyết định tâm lý tự tin và nâng cao cơ hội được làm việc trong một môi trường mới mẻ và hấp dẫn. Nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được năng lượng tích cực của bạn nếu bạn cho thấy mình đã rút ra được bài học từ sai lầm để tiếp tục hoàn thiện về chuyên môn cũng như thái độ làm việc.
Chú trọng vào kế hoạch tương lai
Đứng trước cơ hội cho vị trí mới, bạn cần hiểu rằng doanh nghiệp đang chờ đợi sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của bạn dành cho họ. Vào cuối buổi phỏng vấn, hãy tóm lược lại bằng những dự định về kế hoạch ngắn hạn của bạn cho môi trường mới và sự hào hứng để bắt đầu công việc. Chẳng hạn như “Môi trường làm việc ở đây đã ngay lập tức làm tôi thấy hứng thú bởi sự tương đồng giữa các giá trị của bản thân và công ty. Tôi nhìn thấy được sự phát triển của bản thân trong thời gian tới ở vị trí này và tôi tin mình sẵn sàng để đảm nhận công việc.”
Lúc này nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng có thiện cảm về bạn khi nhìn thấy được tinh thần và năng lượng tích cực ở bạn. Nỗi lo về điểm trừ trong CV khi bị sa thải sẽ được giải quyết nếu bạn biết cách thể hiện rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng và hoàn toàn có khả năng cống hiến cho vị trí công việc mới này.
Trên đây là 4 cách trả lời phỏng vấn thông minh khi bạn vừa bị sa thải. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp
tiếp thêm năng lượng để bạn sẵn sàng vượt qua thử thách này. Chúc bạn thành công.