Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Chuyển đổi phao xốp sang phao nổi HDPE thân thiện với môi trường trong nuôi biển ở Vân Đồn

(15:16:34 PM 24/06/2021)
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/6 tại huyện Vân Đồn đã diễn ra hội nghị về việc chuyển đổi phao xốp sang vật liệu nổi HDPE trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) áp dụng đối với huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hội nghị trực tuyến với điểm cầu chính tại trụ sở UBND huyện.

Chuyển đổi phao xốp sang phao nổi HDPE thân thiện với môi trường trong nuôi biển ở Vân Đồn
Bà Nguyễn Thị Hải Bình phát biểu tại Hội nghị
 
Ông Đào Văn Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn chủ trì hội nghị. Cùng tham dự hội nghị có ông Tô Văn Hải – Phó bí thư thường trực huyện Vân Đồn, ông Đỗ Đình Minh – Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Hữu Dũng - lãnh đạo Hiệp hội nuôi biển Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo phòng NN&PTNT; TN&MT, Kinh tế hạ tầng, đại diện hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân nuôi trồng thủy sản, ngân hàng, bảo hiểm Quảng Ninh.
 
Thực tế cho thấy, hầu hết các vùng nuôi thủy sản biển ở Quảng Ninh nói chung và huyện Vân Đồn nói riêng đã, đang sử dụng phao xốp và một số phao không có nguồn gốc xuất xứ, bán trôi nổi trên thị trường, chất lượng kém nên đã gây ô nhiễm môi trường nước biển, vật liệu hư hỏng xả thải luôn xuống biển. Cùng đồng hành với huyện Vân Đồn là Công ty Cổ phần Nhựa Super Trường Phát - doanh nghiệp cung cấp vật liệu nổi HDPE phục vụ cho NTTS với độ bền nhiều năm, lại thân thiện với môi trường- Đó cũng là lý do mà Công ty Cổ phần Nhựa Super Trường Phát cùng với các doanh nghiệp đang đồng hành tham gia chuỗi phát triển giá trị hàu Vân Đồn tiếp tục tổ chức hội nghị trực tuyến có nội dung trên nhằm làm rõ vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc chuyển đổi phao xốp sang vật liệu phù hợp với quy chuẩn địa phương và cần có sự đồng hành của các bên liên quan như: Nhà quản lý, doanh nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm và người dân… để cùng tìm được tiếng nói chung trong cách làm, cách chuyển đổi phù hợp với thực tế của người dân.
 
Phát biểu tại buổi họp trực tuyến, ông Đào Văn Vũ cho biết: Tiềm năng nuôi thủy sản biển ở Vân Đồn rất lớn, diện tích có đến 1600km2. Sản lượng của huyện năm 2020 đạt 79.543 tấn, tăng hơn 300% kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2020 đạt 126.000 tỷ, đạt hơn 24% trong tổng thu nhập của huyện cả năm). Tuy nhiên, NTTS hiện nay đang đứng trước rất nhiều thách thức, ngoài vấn đề con giống, khai thác chưa được kiểm soát, cho đến việc xuất khẩu hàng hóa thì vấn nạn ô nhiễm do phao xốp xả thải ra biển đang là nỗi trăn trở cho các nhà quản lý địa phương. Trước thực tế như vậy, Vân Đồn đã tích cực triển khai nghị quyết về bảo vệ môi trường trong hoạt động NTTS, quán triệt tới tất cả các hộ dân, các doanh nghiệp nuôi trồng tại địa phương cùng chung tay thực hiện chuyển đổi phao xốp sang vật liệu nổi HDPE.
 
Và để chấm dứt việc sử dụng phao xốp trong năm nay và thay vào đó là vật liệu nổi HDPE, ông Nguyễn Sỹ Bính – Giám đốc Hợp tác xã Phất Cờ chia sẻ: “Tôi và một số người nuôi biển ở đây đã nhận thấy hết tính tiện ích, độ bền, tính năng bảo vệ môi trường khi sử dụng vật liệu nổi HDPE đều có. Nhưng hiện nay, người dân còn đang gặp khó bởi con hàu thì chưa tiêu thụ được, nhiều người đã thế chấp nhà cho ngân hàng, rất khó khăn trong tài chính để chuyển đổi vật liệu nuôi trồng. Vấn đề đặt ra là chính quyền địa phượng có chế độ, chính sách để hỗ trợ cho bà con ngư dân? Và nếu có chính sách để bà con có thể làm theo quyết định của tỉnh thì cần phải làm gì, khi nào để có thể giải quyết được khó khăn này,...
 
Thêm một lần nữa khẳng định lại thương hiệu của doanh nghiệp cũng như những cam kết của mình với người nuôi, đại diện các doanh nghiệp hợp quy quy chuẩn QCDDP 08:2020/QN, Bà Nguyễn Thị Hải Bình – Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Nhựa Super Trường Phát khẳng định: Trong suốt 2 năm qua, Super Trường Phát đã đưa ra thị trường các sản phẩm nuôi biển chất lượng cao, áp dụng các công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, tự động hóa, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế đa ngành. Đi cùng sự tiên phong của tỉnh Quảng Ninh trong chuyển đổi vật liệu nuôi trồng, Super Trường Phát tự hào là doanh nghiệp đầu tiên được công bố hợp quy QCĐP 08. 
 
Hiện Super Trường Phát đã đồng hành cùng Vân Đồn tuyên truyền mạnh mẽ về việc chuyển đổi vật liệu nuôi trồng thủy sản. Cam kết của Super Trường Phát là sẽ tiếp tục tuyên truyền đến từng xã, từng thôn, mong muốn hiểu được những khó khăn của bà con để đưa ra được những chính sách tốt nhất. 
 
Tính đến nay, các sản lượng phao nuôi hàu HDPE SuperPlas đã bươc đầu vào thị trường, được bà con đón nhận và cũng đã đưa ra mẫu phao mới phù hợp nhu cầu. Đặc biệt, Super Trường Phát đã hợp tác để đưa ra chuỗi liên kết 3 bên giữa Super Trường Phát (đơn vị cung cấp vật liệu nuôi đạt chuẩn), các đơn vị nuôi trồng và doanh nghiệp thu mua hàu chất lượng cao. Bám sát vào Nghị định 194 của Chính phủ, hệ chuỗi liên kết 3 bên này đảm bảo tất cả các bên tham gia đều được hỗ trợ và khẳng định rõ vai trò công việc giữa các doanh nghiệp cùng tham gia chuỗi liên kết phát triển chuối giá trị trong nuôi hàu tại Vân Đồn. 
 
Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp và thúc đảy chuỗi liên kết phát triển chuỗi giá trị hàu ở Vân Đồn, PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng cũng đưa ra nhận định: Dưới sự chỉ đạo của tỉnh, cùng sự tham gia quyết liệt của các doanh nghiệp cung cấp vật liệu NTTS, và các doanh nghiệp thu mua hàu, việc chuyển đổi vật liệu trong NTTS đã có những hướng đi tích cực. Trong đó, hệ chuỗi liên kết 3 bên, áp dụng nghị định 194 của chính phủ được coi là hướng đi phù hợp nhất. Với hệ chuỗi này, Super Trường Phát đóng vai trò là doanh nghiệp cung cấp vật liệu NTTS hợp quy, đã thực hiện vô cùng quyết liệt. Bên cạnh đó, khi các cơ sở nuôi trồng thủy sản cùng tham gia vào hệ chuỗi liên kết sẽ được đảm bảo đẩu ra và được hỗ trợ rất lớn về tài chính, giải quyết nhanh chóng việc chuyển đổi.
 
Kết thúc hội nghị, các đại biểu đều thống nhất và quyết tâm cùng nhau hạn chế vấn nạn ô nhiễm môi trường từ nuôi biển bằng phao xốp, lồng bè…đồng thời cần có sự bắt tay của các bên như nhà quản lý, doanh nghiệp, người dân và hình thành chuỗi liên kết có tâm và có tầm trong phát triển nghề nuôi biển.
Trường Phát