(Tin Môi Trường) - Ở vị trí người tìm việc, bạn cần tìm hiểu kỹ về cách thức mà công ty xác định người thích hợp với yêu cầu tuyển dụng. Điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc thể hiện bản thân qua các câu trả lời xuất sắc.
Theo các chuyên gia nhân sự, 5 cách sau đây sẽ giúp bạn tìm ra được các câu trả lời thuyết phục dù nhà tuyển dụng có khó đến đâu. Bạn hãy cùng tham khảo nhé.
Thái độ sống và thái độ với công việc
Một nhà tuyển dụng sẽ xác định ứng viên có phù hợp với vị trí truyển dụng hay không qua thái độ của họ, dù là ứng viên đang
tìm việc kế toán hay bất kỳ ngành nghề nào khác. Ở đây bao gồm thái độ với công việc và thái độ sống. Bởi vì thái độ chính là yếu tố cốt lõi để ảnh hưởng đến lời nói, hành động và cách làm việc của một người.
Nhà tuyển dụng sẽ xem xét liệu thái độ ứng viên có phù hợp với công việc, môi trường làm việc mới hay không bằng các câu hỏi khéo léo về mối tương quan giữa công việc với thái độ. Chẳng hạn như nếu công việc yêu cầu phải thường xuyên đi công tác xa, câu hỏi sẽ là “Nếu bạn không thích di chuyển nhiều nhưng đặc trưng công việc là luôn di chuyển, vậy bạn sẽ làm thế nào?”, “Nếu cấp trên yêu cầu bạn làm việc nhóm với một người mà bạn không hề thích thì bạn sẽ làm gì?” hoặc “Nếu bạn phải làm đi làm lại một công việc nhàm chán bạn sẽ ứng xử ra sao?”.
Cách giải quyết vấn đề
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ khéo léo đặt ra một vài tình huống cụ thể để ứng viên tìm hướng giải quyết. Qua câu trả lời, tính cách và tư duy của bạn sẽ được bộc lộ rõ nét hơn. Nhà tuyển dụng sẽ xem xét và đánh giá để xem liệu đây có phải là ứng viên tốt nhất phù hợp cho vị trí tuyển dụng hay không. Ngoài ra nhà tuyển dụng có thể nêu ra vấn đề mà công ty đang đối mặt để tham khảo giải pháp của ứng viên. Nếu ứng viên giải quyết được vấn đề cho công ty có nghĩa là đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.
Cách xây dựng mối quan hệ trong môi trường làm việc
Nhà tuyển dụng đặc biệt chú trọng đến sự đoàn kết, hỗ trợ nhau đối với tất các nhân viên trong một tập thể. Do đó họ đề cao yếu tố nhận thức tình cảm và kết nối của ứng viên. Một số câu hỏi khéo léo được đặt ra để thăm dò như “Bạn đã từng có mâu thuẫn nào với đồng nghiệp chưa, bạn đã ứng xử thế nào?”, “Làm thế nào để bạn làm việc tốt với đồng nghiệp?”.
Đôi khi nhà tuyển dụng còn đề nghị bạn miêu tả về điểm đặc biệt trong cách làm việc của họ. Bên cạnh đó là các câu hỏi về đối tác, khách hàng… Họ sẽ xem xét liệu bạn có phải là người giỏi xây dựng và duy trì các mối quan hệ chất lượng, có giỏi giao tiếp và dễ thích nghi hay không.
Mục tiêu làm việc
Mỗi người có mục tiêu khác nhau khi tham gia ứng tuyển, bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Nếu mục tiêu này có sự gắn kết với mục tiêu chung của công ty thì thật tuyệt. Qua cách đặt mục tiêu, nhà tuyển dụng còn đánh giá sự kiên nhẫn, động lực thúc đẩy làm việc là gì. Chẳng hạn nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một số câu hỏi liên quan như “Hãy nêu mục tiêu của bạn trong 2 năm, 5 năm tới. Bạn đã từng có mục tiêu gì? Bạn đã đạt được hay chưa? Bạn đã làm gì để đạt được mục tiêu của mình; Tại sao bạn chưa đạt được mục tiêu? Bạn có kế hoạch cụ thể nào để làm hay chưa?”
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm là chìa khóa cho bất cứ ai nếu muốn tham gia vào công việc một cách hiệu quả. Đặc biệt với những vị trí quan trọng, nhà tuyển dụng càng đề cao tiêu chí này. Tuy nhiên kinh nghiệm là một hành trình trải nghiệm muôn màu muôn vẻ, được đúc kết từ quá trình làm việc, từ chính thực tế. Nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu và xác nhận bạn đã từng làm công việc này trước đó chưa, trong khoảng thời gian bao lâu? Bạn có đạt được thành tích nào đáng kể hay không?
Khi tuyển dụng nhân sự, công ty không tìm một người hoàn hảo nhất, giỏi nhất mà tìm người phù hợp với yêu cầu tuyển dụng nhất. Bằng việc đưa ra các câu hỏi với nội dung trên, nhà tuyển dụng sẽ phân tích, đánh giá xem liệu ứng viên có phải là người thích hợp nhất cho vị trí hay không. Hãy tham khảo thật kỹ tiêu chí tuyển dụng, đặc trưng công việc và văn hóa công ty trước khi tham gia ứng tuyển vào một vị trí nào đó. Bạn sẽ biết cách
thể hiện bản thân trọn vẹn và tạo được ấn tượng tốt hơn.