Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Phòng thí nghiệm ngoài trời dùng vi khuẩn lam để sản xuất diesel và ethanol của Joule - Ảnh: AP |
Vi khuẩn lam (Cyanobacteria, từng bị gọi sai là tảo lam) - do Joule nghiên cứu và tạo ra - chỉ cần có nước, CO2 và tiếp xúc ánh sáng mặt trời là có thể tiết ra dầu diesel và xăng sinh học ethanol. Loại vi khuẩn lam này có khả năng sản xuất 30.000 galông dầu diesel trên diện tích 1 hecta/năm, gấp 4 lần sản lượng sản xuất dầu diesel từ tảo.
Sử dụng vi khuẩn lam, Joule cho biết có thể sản xuất một thùng dầu diesel 42 galông (159 lít) với tổng chi phí dưới 30 USD, và một thùng ethanol là 50 USD. Vi khuẩn lam có thể được tìm thấy ở khắp nơi và không cần phải có hàng tấn ngô, tảo... để sản xuất năng lượng sinh học từ rác thải nông nghiệp như trước đây, theo nhà sinh học hàng đầu của Joule là Dan Robertson.
Qua bước đầu thử nghiệm thành công sản xuất ethanol tại một phòng thí nghiệm ngoài trời rộng 0,4 hecta ở bang Texas, Joule dự kiến sẽ chính thức đưa công nghệ vi khuẩn lam vào sản xuất diesel vào năm 2012. Các nhà máy dự kiến sẽ được xây dựng gần các khu công nghiệp để vi khuẩn lam có thể làm giảm lượng khí thải cacbon.
“Nếu được thử nghiệm thành công thì công nghệ mới này sẽ thay đổi thế giới, đặc biệt ngành công nghệ sản xuất xăng dầu” - giám đốc điều hành Bill Sims của Joule tỏ ra tự tin mặc dù công nghệ mới này chưa thuyết phục được nhiều nhà khoa học và nhà đầu tư hàng đầu ở Mỹ.