Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Khởi nghiệp thất bại, làm sao quay lại công việc?

(09:49:46 AM 29/10/2020)
(Tin Môi Trường) - Dù đã trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, vốn liếng… nhưng bạn có thể khởi nghiệp thất bại. Nhất là với một mô hình sản xuất, kinh doanh mà bạn tự tay xây dựng và vận hành, thì thất bại có thể sẽ khiến bạn rơi sâu vào trạng thái cảm xúc tồi tệ, chán nản thậm chí tuyệt vọng.

Dưới đây là 5 gợi ý giúp bạn nhanh chóng biến thất bại bạn gặp trở thành động lực và bàn đạp để quay trở lại với công việc, chuyên môn của mình.

 
Khởi nghiệp thất bại, làm sao quay lại công việc?
Ảnh mihh hoạ: IE
 
Tìm ra lỗi sai của bản thân
 
Điều ngay lập tức mà bạn phải làm sau thời gian ủ rũ đó chính là xốc lại tinh thần và tìm ra lỗi sai của bản thân. Bước này đòi hỏi bạn phải thật sự tỉnh táo và khách quan khi nhìn nhận lại quá trình khởi nghiệp của bản thân trong thời gian qua. Một trong những lỗi mà không ít người mắc phải đó là lảng tránh, không muốn đối diện với sai lầm của chính mình. Thử tưởng tượng, nếu bạn bước đi mà giẫm phải một cái gai, bạn sẽ chọn cách nào, dừng lại để rút cái gai đó ra hay lảng tránh vờ như không sao cả để đi tiếp? Rõ ràng, việc rút cái gai đâm vào da thịt càng sớm càng tốt, giống như bạn sớm đối diện với sai lầm, nghiêm túc kiểm điểm bản thân sẽ giúp bạn “ngã ở đâu, đứng lên ở đó” nhanh hơn. Bằng việc sớm liệt kê ra những sai lầm trong tư duy, hành động, phương pháp quản lý gây ra gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến thất bại, bạn sẽ dễ dàng hơn để nhận ra những điều cần phải loại bỏ và thay đổi nếu muốn thành công ở công việc tiếp theo, dù là tìm việc làm mới nhất tại Hải Phòng, Hà Nội hay TPHCM.
 
Nhìn vào những mặt tích cực
 
Bên cạnh việc tập trung vào những thiếu sót, hạn chế của bản thân thì bạn cũng đồng thời cần nhìn vào những mặt tích cực trong thời gian vận hành kinh doanh. Bước này vô cùng quan trọng khi mà điều cần làm lúc này là sự tin tưởng vào bản thân, tự khích lệ mình là những cố gắng, nỗ lực về mọi mặt sẽ sớm mang lại thành quả. Nếu có thể học được cách rút kinh nghiệm từ những lỗi lầm thì bạn cũng sẽ biết cách tiếp tục phát huy những điểm mạnh của bản thân trong tương lai. 
 
Xác định lại kế hoạch sự nghiệp
 
Một trong những vấn đề mà nhiều người khởi nghiệp thất bại gặp phải là rất dễ bị mất phương hướng, không biết sẽ tiếp tục sự nghiệp như thế nào. Đứng trước những sự lựa chọn hoặc rút ra sai lầm để tiếp tục khởi nghiệp hay ứng tuyển vào những doanh nghiệp bằng kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Để trả lời được câu hỏi này không phải là điều đơn giản, lúc này bạn chưa nên nóng vội trong việc đưa ra quyết định vì rất có thể nó sẽ mang lại những hậu quả không mong muốn. Thay vào đó cần bình tâm suy nghĩ về mục tiêu sự nghiệp của bản thân, tình hình tài chính, kế hoạch cụ thể trong 3 đến 5 năm kế tiếp.
 
Giữ những mối quan hệ cũ
 
Thất bại không có nghĩa là bạn mất hết tất cả sau hành trình dài khởi nghiệp. Bạn không những thu được kinh nghiệm và có được độ chín chắn nhất định trong suy nghĩ mà còn có được một mạng lưới mối quan hệ xã hội đã xây dựng được trong thời gian qua. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có được mối liên kết trong giới chuyên môn, có cơ hội để được tiếp tục làm việc và hợp tác cùng nhau trong lĩnh vực ngành nghề hiện tại. Bên cạnh đó khi bạn biết cách xây dựng mối quan hệ, bạn sẽ rất dễ tìm kiếm được những cộng sự có năng lực và sự tín nhiệm cao, đồng thời đội ngũ nhân viên cũng sẽ có thể quay trở về làm việc cùng bạn thêm lần nữa nếu khởi nghiệp trong tương lai.
 
Nạp lại năng lượng cho bản thân
 
Và bước cuối cùng để bạn mau chóng trở lại với nhịp sống công việc đó là đừng bao giờ cảm thấy nhụt chí khi gặp thất bại. Nhiệt huyết chính là yếu tố tinh thần quyết định bạn sẽ có thể làm gì tiếp theo. Nếu tiếp tục buồn chán thì bạn chỉ có thể làm những công việc không xứng đáng với năng lực của bạn, thay vào đó bạn nên tìm kiếm những động lực mới thông qua việc đọc sách, gặp gỡ giao lưu bạn bè để nạp lại năng lượng tích cực, sẵn sàng cho giai đoạn quan trọng tiếp theo trong sự nghiệp.
 
Trên đây là 5 gợi ý giúp bạn quay trở lại công việc sau khi khởi nghiệp thất bại. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có được tinh thần và nhiệt huyết để tiếp tục làm việc hiệu quả.
 
Khởi nghiệp thất bại, làm sao quay lại công việc?
Tiến Huy