(Tin Môi Trường) - Thông tư 32 của Bộ GDĐT về việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp đang gây nhiều ý kiến trái chiều. Điều này đang đặt ra câu hỏi về tính cần thiết của chiếc điện thoại di động tại trường học.
Ảnh: TL
Phương tiện liên lạc thiết yếu với phụ huynh
Điện thoại di động (ĐTDĐ), trước hết là một phương tiện liên lạc hữu ích.
Từ trước khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) được ban hành, nhiều phụ huynh đã trang bị cho con ĐTDĐ để phục vụ nhu cầu liên lạc, đặc biệt trong những trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, với những chiếc điện thoại thông minh có tính năng định vị, gọi video call,… phụ huynh có thể nắm rõ hành trình di chuyển của con, xác định con đã về nhà hoặc đến lớp học an toàn chưa.
Chị Nguyễn Thúy Quỳnh (trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) có con đang học lớp 9 cho biết, khi ở nhà chị chỉ cho con sử dụng laptop để học bài và giải trí trong thời gian nhất định, tuy nhiên khi đi học, chị cho phép con mang điện thoại để dễ liên lạc với bố mẹ. "Năm nay con tôi thi chuyển cấp, có những ngày học ở trường xong sẽ đi học thêm luôn. Tuy nhiên đi học có hôm tan sớm hôm tan muộn. Nếu không có điện thoại di động thì nhiều hôm không biết giờ để đón con."
Công cụ giáo dục 4.0
Không thể phủ nhận một kho tàng kiến thức mà việc kết nối Internet mang lại cho học sinh. Nếu được sử dụng điện thoại thông minh trên lớp, học sinh có thể tiếp cận rất nhiều nguồn tư liệu khác nhau, mở rộng phần kiến thức mà sách giáo khoa cung cấp, giải quyết những câu hỏi mà giáo viên đặt ra ngay trong tiết học.
Qua quá trình hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ được rèn luyện phương pháp tìm kiếm, nghiên cứu tư liệu. Điều này cũng góp phần nâng cao năng lực tự học – một kỹ năng cần thiết với tất cả học sinh.
Thậm chí tại một số trường học, giáo viên đã thiết kế bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến để học sinh thực hiện trên điện thoại. Nhờ vậy, giáo viên sẽ tiết kiệm thời gian soạn đề, in ấn, chấm/nhập điểm. Đồng thời, học sinh có thể quen dần với việc làm bài kiểm tra trên thiết bị công nghệ thông tin, hướng tới việc thi tốt nghiệp THPT trên máy tính theo kế hoạch chuyển đổi của Bộ GDĐT.
Công tác quản lý học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích đúng sẽ cần thời gian để nghiên cứu cơ chế cụ thể. Tuy nhiên, việc cho phép này sẽ giúp các em sớm tiếp cận với xu hướng phát triển chung, khi mà công nghệ đang đi sâu vào mọi ngóc ngách cuộc sống.
Để phát huy tối đa những lợi ích mà điện thoại thông minh mang lại, học sinh cũng cần chủ động chuẩn bị phương thức kết nối Internet. Bởi thực tế, nhiều trường học chưa có hệ thống wifi ổn định, đáp ứng nhu cầu truy cập cùng lúc của hàng trăm học sinh.
HIện nay, nhà mạng VinaPhone đang triển khai nhiều gói cước dành cho học sinh sinh viên, với mức giá ưu đãi mà chất lượng vượt trội. Chẳng hạn gói cước Bánh mỳ (HEY TIIN), với 25.000đ/tháng, người dùng sẽ có 2GB Data tốc độ cao mỗi tháng. Nếu có nhu cầu sử dụng nhiều hơn, các gói cước Trà sữa size M (HEY) và Trà sữa size L (HEY79) với lưu lượng lần lượt là 4GB và 15GB/tháng.
Những gói cước trên dành riêng cho khách hàng từ 14 – 25 tuổi và sử dụng dòng SIM HEY Zalo của nhà mạng VinaPhone.
Để đăng ký, khách hàng chỉ cần soạn tên gói cước và gửi tới 900 (ví dụ: HEY gửi 900).