Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Chuyên gia Hội BVTN&MT Việt Nam tư vấn chăm sóc kéo dài tuổi thọ cho cây Đa cổ thụ

(08:42:53 AM 28/07/2020)
(Tin Môi Trường) - Theo yêu cầu của cộng đồng địa phương, ngày 23/7/2020, Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam (VACNE) cử đoàn chuyên gia về thôn Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín (Hà Nội) tư vấn bảo vệ cây Đa cổ thụ tại Ngõ Gập, đang bị nhiều loài cây ký sinh xâm hại và có một số cành đã bị gãy.

 

Chuyên gia Hội BVTN&MT Việt Nam tư vấn chăm sóc kéo dài tuổi tho cho cây Đa cổ thụ

Chuyên gia Hội BVTN&MT Việt Nam tư vấn chăm sóc kéo dài tuổi tho cho cây Đa cổ thụ 

 
Đây là cây Đa tía có tuổi hơn 400 năm, đã được cộng đồng địa phương lập hồ sơ, đăng ký với Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam, đề nghị xét công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
 
Sau khi khảo sát kỹ quanh gốc và thân cây, quan sát tình trạng lá cây, GS. TS Phạm Văn Lầm, chuyên gia bảo vệ thực vật và chuyên gia lâm học Vũ Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đều đánh giá rất cao những cố gắng chăm sóc và bảo vệ cây cổ thụ của người dân địa phương. Bước đầu, các chuyên gia sơ bộ nhận định: đây là cây rất lâu năm, vượt tiêu chuẩn công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Có lẽ là do yếu tố tâm linh, nên người dân địa phương thường chăm sóc quá mức và cũng không dám loại bỏ những cây ký sinh bám trên cành, những cây mọc xung quanh (gần 10 loài) đang cạnh tranh dinh dưỡng. Đồng thời cũng do trẻ em đu đưa làm đứt rễ phụ, lấp đất quanh gốc làm cho dễ cây thiếu dưỡng khí, bị nấm mốc xâm hại, nên thể trạng sức khỏe của cây không được như mong muốn.
 
Các chuyên gia tư vấn: để kéo dài tuổi thọ cho cây, cần có sự chung tay của cộng đồng và phải biết chăm sóc cây đúng cách. Bà con cần phải loại bỏ những cây ký sinh, cây bì sinh đang bám trên cành và cắt bỏ những cây đang sống chen quanh gốc, nhưng không được làm xây sát vỏ và rễ cây Đa. Không xây bục bệ và láng xi măng khu vực quanh gốc mà nên phát triển thảm cỏ, để tiện tưới nước, bón phân hữu cơ chăm sóc, hoặc phun các chế phẩm sinh học vào gốc cây và lên cành lá.
 
Các ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội người cao tuổi; Nguyễn Hồng Chăm, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bình và ông Nguyễn Tuấn Anh, trưởng thôn Thụy Ứng đều bày tỏ sự biết ơn đối với các chuyên gia Hội BVTN&MT Việt Nam đã tư vấn chăm sóc, bảo vệ cây.
 
Các vị đều cho rằng: khi cây Đa cổ thụ của địa phương được Hội công nhận Cây Di sản Việt Nam, sẽ rất có ý nghĩa về tinh thần với dân địa phương; đồng thời sẽ góp phần phát triển kinh tế  thông qua các hoạt động du lịch và góp phần khơi dậy truyền thống lịch sử văn hóa của quê hương. Các vị cũng bày tỏ quyết tâm vận động toàn dân cùng chung tay bảo vệ các di tích lịch sử làng nghề, giếng cổ và cảnh quan môi trường, trong đó có cây Đa Di sản 
Hội BVTN&MT Việt Nam