Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Linh mộc đại thụ miền biên viễn Cao Bằng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(10:36:05 AM 26/06/2020)
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 200 năm, đứng giữa ngã ba đường tại thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, vừa được Hội BVTN&MT tỉnh Cao Bằng và UBND thị trấn tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đúng vào ngày Đại hội Đảng bộ địa phương, do GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN trực tiếp trao .

Linh mộc đại thụ miền biên viễn Cao Bằng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ảnh: Vân Mộc

Đây là cây Đa được coi là nhân chứng lịch sử của địa phương và cũng là điểm tựa về tâm linh của người dân Thông Nông – Hà Quảng. Bởi dưới gốc cây này, còn lưu giữ một số hiện vật và những câu chuyện kỳ bí về lịch sử con lưu giữ trong dân gian.

Ông Đinh Ngọc Hải, Chủ tịch Hội BVTN&MT tỉnh Cao Bằng  (nguyên lãnh đạo Sở Văn hóa tỉnh Cao Bằng) cho biết: trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, bọn Địch đã chặt đầu 1 thủ lĩnh yêu nước, đem treo lên cây Đa này để uy hiếp tinh thần nhân dân. Nhưng cây Đa vẫn là xanh tốt và trở thành điểm hẹn, là hộp thư bí mật của Việt Minh, góp phần đưa Cách mạng tới thành công. Những hoa văn khắc trên khối đá kê chân cột còn lưu giữ dưới gốc Đa cũng chứa nhiều thông tin quý giá liên quan đến Nùng Chí Cao – một lãnh tụ nổi tiếng thời nhà Lý, có nhiều công lao chống giặc ngoại xâm.

Phát biểu khai mạc, ông Nông Đức Quang, Chủ tịch UBND thị trấn Thông Nông bày tỏ sự biết ơn đối với Hội BVTN&MT Việt Nam và Hội BVMT tỉnh Cao Bằng về sự kiện này. Cán bộ và bà con Thông Nông coi cây Đa này là niềm tự hào của quê hương; đồng thời khẳng định: vận động bà con chăm sóc và bảo vệ tốt hơn. Bởi cây Đa này không chỉ che bóng mát và tạo cảnh quan cho thị trấn, mà còn là điểm tựa về niềm tin trong nhân dân, là  truyền thống yêu nước nhiều đời của cha ông truyền lại. /.

 

Hội BVTN&MT Việt Nam