(Tin Môi Trường) - “Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thường xuyên tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, chú trọng đối với đồng bào ở miền núi, ngư dân ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” (Trích Điều 6 – Luật KTTV).
Trong những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn (KTTV) tới cộng đồng đang ngày càng được đẩy mạnh. Tuy vậy, để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) làm gia tăng các hiện tượng KTTV cực đoan thì đòi hỏi chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa công tác truyền thông báo chí về KTTV, BĐKH và đa dạng hóa đội ngũ tham gia công tác này.
Tìm hiểu về truyền thông KTTV, BĐKH
“Vững vàng canh trời nơi đầu sóng” - Sản phẩm của người khí tượng thủy văn tác nghiệp báo chí tại Trường Sa
Truyền thông về KTTV, BĐKH là truyền đạt và thu hút mọi người tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin, tạo ra sự hiểu biết, nhận thức chung về KTTV, BĐKH, để từ đó cùng chia sẻ trách nhiệm và thống nhất hành động theo một hướng chung trong việc giải quyết những vấn đề của KTTV, BĐKH đặt ra.
Làm cho các đối tượng truyền thông thấy rõ thực trạng những hậu quả tác động tiêu cực của KTTV, BĐKH, những nguy cơ, hiểm họa tiềm tàng trong tương lai và những giải pháp cần thực hiện để hạn chế, giảm nhẹ và thích ứng, thông qua việc cung cấp cho họ những cơ sở khoa học và thực tiễn sinh động về hiện tượng KTTV, BĐKH và những hậu quả tác động của chúng.
Nhằm thu hút, huy động được đông đảo lực lượng xã hội tham gia vào quá trình truyền thông, qua đó nâng cao được nhận thức, kiến thức khoa học, thay đổi thái độ và hành vi của họ theo hướng ứng phó thích hợp và có hiệu quả với truyền thông KTTV, BĐKH trong mọi hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống.
Mối liên hệ giữa thông tin KTTV, BĐKH với thông tin truyền thông báo chí
“Băng giá ở vùng cao Lào Cai” - Sản phẩm của người khí tượng thủy văn tác nghiệp báo chí tại Lào Cai
Bản thân các sản phẩm của thông tin KTTV luôn mang hàm lượng thông tin truyền thông báo chí rất cao, rất cơ bản và được ưu tiên truyền phát định kỳ, đột xuất trên các phương tiện truyền thông từ Trung ương đến địa phương.
Thông tin về KTTV là loại thông tin đặc biệt; trong từng bối cảnh chúng trở thành loại tin “nóng”, tin độc quyền, tin mang tính chất cảnh cảnh báo, thông báo… Chúng vừa là sản phẩm của công nghệ tiên tiến, vừa mang tính khách quan. Sự mong đợi nguồn thông tin này không chỉ của một vùng, mà cả quốc gia, nhiều khi còn vượt qua cả biên giới của một quốc gia.
Bên cạnh những bài viết, phát biểu, trả lời phỏng vấn của lãnh đạo cao cấp và các chuyên gia đầu ngành trên các phương tiện truyền thông đại chúng về KTTV, BĐKH. Tại các đơn vị cơ sở còn có nhiều cá nhân tích cực tham gia là cộng tác viên cho các báo, tạp chí.
Qua tìm hiểu, chúng ta có thể nhận thấy công tác truyền thông báo chí về KTTV trong bối cảnh BĐKH là vô cùng cần thiết. Công tác này luôn phải đảm bảo các yêu cầu về tính đầy đủ thông tin, tính toàn diện và tính định kỳ. Để đảm bảo tính chuẩn xác của thông tin KTTV, BĐKH chúng ta cần chú trọng bồi dưỡng, cập nhật thông tin KTTV cho đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, để đa dạng hóa đội ngũ thực hiện công tác tuyên truyền, chúng ta cũng nên quan tâm tập hợp, nhân rộng, đào tạo nghiệp vụ tuyền thông báo chí cho viên chức thuộc ngành KTTV tham gia cộng tác viên báo chí. Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng tôi rất mong muốn các thông tin về thiên tai, mưa lũ, hạn hán… luôn được các phương tiện truyền thông, báo chí, cập nhập kịp thời và góp phần phục vụ hiệu quả đối với công đồng xã hội.