Theo TS Lê Xuân Thám, đây là một loại nấm cùng chi với loài nấm Macrocybe crassa (đã được sản xuất đại trà trên thị trường với tên nấm đùi gà) được phát hiện vào năm 2000, nhưng loài nấm Macrocybe gigantea này thì vẫn chưa được nhân giống và sản xuất trên thị trường.
Cây nấm khổng lồ được người dân Bình Dương mang về trồng vào chậu, sau đó hiến tặng cho các nhà khoa học Lâm Đồng. (Ảnh: Bình Dương Online)
Trong một số tài liệu của các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã công bố, nấm Macrocybe gigantea cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao, trên thực tế người dân một số vùng có loài nấm này lâu nay đã sử dụng làm thực phẩm để ăn.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết, hiện nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu kỹ độc tính lâu dài ở loài nấm Macrocybe gigantea này, tiến hành trồng thử nghiệm và phân tích thành phần dinh dưỡng cũng như tiến tới phân tích dược tính của chúng trước khi đưa ra thị trường.
Thế hệ f1 và f2 của cây nấm đùi gà khổng lồ phát hiện tại Bình Dương.