Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

4 thói quen nên loại bỏ khi quản lý đội nhóm

(08:21:32 AM 22/10/2019)
(Tin Môi Trường) - Trong suốt quá trình làm việc và xây dựng sự nghiệp, bất kỳ ai cũng muốn phát triển đến những vị trí cao hơn, có tầm quan trọng lớn hơn với tập thể. Đó là mưu cầu chính đáng và hoàn toàn nên có, nhất là trong sự phát triển mạnh mẽ toàn diện ngày nay.

Những vị trí như quản lý dự án hay trưởng phòng, nhóm luôn là mục tiêu của bất cứ nhân viên nào. Phấn đấu để đạt được những vị trí đó, vai trò càng lớn thì trách nhiệm cũng phải tương đương, vì thế bạn cần không ngừng thay đổi để hoàn thiện hơn. Nhưng, có những thói quen tiêu cực hình thành từ trước đây và vì bất cứ lí do gì đi nữa thì cũng nên loại bỏ, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân bạn và cả đội ngũ theo sau.

4 thói quen nên loại bỏ khi quản lý đội nhóm

 
Luôn cho mình là đúng
 
Đây là một trong những thói quen mà các nhà quản lý thường mắc phải khi dẫn dắt các đội nhóm thực hiện một hay một chuỗi công việc nào đó. Bắt nguồn từ nhận thức sai lệch về chức danh “lãnh đạo” đã khiến bạn cho rằng suy nghĩ và tư duy của mình luôn đúng còn những người còn lại chưa đủ trình độ để nhận xét, thay đổi. Đây là lối tư duy bảo thủ và có phần thiển cận, cực đoan. Bạn thường xuyên gạt đi ý tưởng của người khác, ngắt lời và không cho người khác nhận xét, góp ý xây dựng về kế hoạch do bạn vạch ra. Thói quen này nếu để lâu dài sẽ khiến hiệu quả công việc chung đi xuống do chất lượng sáng tạo kém đồng thời tâm lý của những cá nhân dưới quyền cũng dễ trở nên khó chịu, bất hợp tác.

Xử lý thiếu bình đẳng
 
Đi cùng với lối áp đặt chính là thái độ không đúng mực khi nhìn nhận năng lực, khả năng của các cá nhân còn lại trong nhóm. Nguyên nhân là do những mối quan hệ ngoài luồng, tình thân, những yếu tố nhân khẩu làm cho bạn thể hiện sự thiếu bình đẳng trong quá trình trao đổi, thảo luận và làm việc. Phân công công việc kẻ ít người nhiều, xử lý mâu thuẫn một chiều, nghiệm thu chủ quan không xác đáng,… là những biểu hiện thường thấy của thói quen tiêu cực này. Đây là vấn đề nghiêm trọng mà bất kỳ tập thể nào cũng cần phải chung tay loại bỏ, nhất là trong vai trò của một người quản lý. Bạn sẽ thấy được sự ủng hộ và nể phục của cấp dưới nếu cho họ thấy được môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng dù cho trong nhóm có xuất hiện tình thân. Điều này cũng giúp xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng vững mạnh đối với các ứng viên tìm việc làm ở Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung. 
 
Cả nể, dễ thỏa hiệp
 
Bên cạnh hai thói quen cực đoan trên thì đây cũng là một trong những tính cách, lối làm việc không nên tồn tại trong môi trường tập thể mà bạn cần phải lưu ý. Cả nể hay còn được xem là nhu nhược, không thể đưa ra quyết định mà phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài bao gồm người nào đó hay môi trường xung quanh. Thậm chí ngay cả một nhân viên trong nhóm cũng không được thể hiện tích cách này, vì thế người quản lý càng không có lý do gì để giữ lại thói quen xấu này. Khi đưa ra thời hạn hoặc tiêu chí, bạn quá dễ dàng để nhân viên của mình thỏa hiệp bằng cách đưa ra những lý do, hoàn cảnh của họ. Bạn vì sợ mất lòng, sợ người khác phật ý nên dễ dàng bỏ qua khi cần kỷ luật, cần làm gương cho tập thể đối với trường hợp những cá nhân sai lầm, mắc lỗi nghiêm trọng về mặt ý thức và lợi ích.
 
Lợi dụng lợi ích chung
 
Một trong những tiêu cực cần phải kể ra đó chính là lợi dụng lợi ích chung, hay nếu ở mức độ cao hơn có thể được xem là tham ô, biển thủ. Đây là một trong những tệ nạn trong các tổ chức liên quan đến tiền tệ, tài chính hoặc những yếu tố có giá trị lớn. Để ngăn ngừa bản thân ra khỏi tệ nạn này, bạn cần ý thức từ những lợi ích nhỏ nhất về nhân lực và tiền tài, dù là gì đi nữa thì vẫn thuộc về sở hữu chung và bạn không có quyền hạn để sử dụng phục vụ cho mục đích cá nhân. Đây là một trong những bài học quan trọng đầu tiên khi trở thành người quản lý của các tổ chức, bạn sẽ biết cách tôn trọng giá trị chung của mọi người, đồng thời biết cách làm gương cho cá nhân khác tránh khỏi những hành vi trái với lương tâm, suy thoái về đạo đức cũng như vi phạm pháp luật.
 
Trên đây là 4 thói quen người quản lý nên loại bỏ khi quản lý đội nhóm. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lối làm việc mà người lãnh đạo không nên có khi dẫn dắt, điều hành một tập thể, từ đó cải thiện và nâng cao hiệu quả dự án, công việc.
TIẾN HUY