(Tin Môi Trường) - Ảnh chụp một phụ nữ ngồi đan lưới của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt được chọn vào danh sách những bức ảnh nổi bật tại một cuộc thi ảnh môi trường của Anh.
"Sewing Net (Đan lưới)", một trong những bức ảnh dự thi của Trần Tuấn Việt tại CIWEM Environmental Photographer of The Year 2019
Viện Quản lý môi trường và nước CIWEM (Anh) mới đây vừa công bố danh sách người chiến thắng tại cuộc thi Ciwem Environmental Photographer of The Year 2019 (Nhiếp ảnh gia môi trường của năm 2019).
Dù không giành được giải thưởng, một số ảnh của các tác giả đến từ Việt Nam cũng được CIWEM vinh danh trong shortlist (danh sách được tuyển chọn ra từ tất cả ảnh tham dự).
Trong số đó, bức ảnh người phụ nữ ngồi đan lưới của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt được báo The Guardian và The Time (Anh) chọn giới thiệu cùng các ảnh chiến thắng của cuộc thi.
"Khi trữ lượng cá giảm đi, các phương pháp đánh bắt ngày càng trở nên cực đoan. Lưới đánh cá mắt nhỏ đang tàn phá môi trường biển", The Guardian chú thích thông điệp đáng lo đằng sau bức ảnh có tên Sewing net (Đan lưới) của Trần Tuấn Việt.
Bức ảnh "Đan lưới" được giới thiệu trong bài viết của The Guardian - Ảnh chụp màn hình
Trong khi đó, The Times cũng chú thích bức ảnh là "câu cá bằng lưới có lỗ nhỏ có thể tàn phá môi trường biển".
Theo CIWEM, cuộc thi "phơi bày những tác động khủng khiếp mà con người gây ra cho hành tinh của chúng ta".
"Biến đổi khí hậu đang là vấn đề của thời đại chúng ta và bây giờ là lúc để hành động. Tất cả các lĩnh vực cần phải hành động. Cuộc thi này cho thấy thực tế con người đang bị ảnh hưởng bởi khí hậu như thế nào trên toàn thế giới, đồng thời muốn lan truyền một thông điệp quan trọng ra thế giới, truyền cảm hứng cho những sự thay đổi lớn," giám đốc điều hành CIWEM Terry Fuller phát biểu trên website cuộc thi.
CIWEM cũng cho biết cuộc thi còn muốn tôn vinh khả năng sinh tồn và đổi mới con người, mang lại hi vọng rằng loài người sẽ vượt qua thử thách để sống bền vững.
"Triều cường vào nhà" - bức ảnh đoạt giải cao nhất cuộc thi của nhiếp ảnh gia SL Shanth Kumar: Một con sóng khổng lồ quất vào thị trấn Bandra, Mumbai, làm một ngư dân 40 tuổi văng ra khỏi nhà. Anh ta bị những dòng chảy mạnh kéo đi, và được những ngư dân khác cứu. Thành phố Mumbai đang đối mặt với nguy cơ lũ lụt ven biển gia tăng do hậu quả của biến đổi khí hậu.
"Tuvalu dưới những con nước đang dâng" - bức ảnh đoạt giải hạng mục Changing Environments (Môi trường thay đổi) của nhiếp ảnh gia Sean Gallagher: cây cối ngã đổ trên bãi biển vì những con sóng từ đầm Funafuti, đảo quốc Tuvalu ở nam Thái Bình Dương. Xói mòn đất vẫn luôn là vấn đề đối với đất nước này, và hiện nay đang ngày càng nghiêm trọng khi mực nước biển dâng cao. Nước biển đang dâng cao đến mức có nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn những hòn đảo trên quần đảo này xuống nước.
“Năm mới ô nhiễm” - bức ảnh đoạt giải Sustainable Cities (Thành phố bền vững) của nhiếp ảnh gia Eliud Gil Samaniego: Ngày 1-1-2018, Mexicali là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới do pháo hoa, biến đổi khí hậu, vị trí địa lý, công nghiệp và xe hơi.
“Khan hiếm nước” – bức ảnh đoạt giải hạng mục Water, Equality and Sustainability (Nước, Bình đẳng và Bền vững) của nhiếp ảnh gia Frederick Dharshie Wissah: Một cậu bé đang phải uống nước bẩn do nạn phá rừng gây thiếu nước trong khu vực. Thiếu nước sạch làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như thổ tả, sốt thương hàn và kiết lỵ, cũng như các bệnh nhiệt đới do nước khác.
“Phần còn lại của rừng” – bức ảnh đoạt giải hạng mục Climate Action and Energy (Hành động khí hậu và năng lượng) của nhiếp ảnh gia J Henry Fair: Khi rừng Hambach (Đức) gần được 12.000 năm tuổi, nơi này được một công ty điện lực mua để khai thác than nâu. Khu rừng cổ xưa từng lớn bằng kích thước của khu vực Manhattan ở New York (Mỹ), bây giờ chỉ còn bằng 10% diện tích cũ.
“Biện pháp tuyệt vọng” – bức ảnh đoạt giải hạng mục Young Environmental Photographer of the Year (Nhiếp ảnh gia môi trường trẻ của năm) của nhiếp ảnh gia Neville Ngomane: Con tê giác này đang bị cắt sừng để…bảo vệ nó khỏi bị săn trộm. Với mức độ săn trộm nghiêm trọng như hiện nay, chuyên gia khuyên rằng tê giác nên được cắt sừng sau mỗi 12 đến 24 tháng để ngăn chặn những kẻ săn bắn.
Một số ảnh đến từ Việt Nam khác lọt vào shortlist được giới thiệu trên website cuộc thi: