(Tin Môi Trường) - 5.000 tấn rác mỗi ngày ở Hà Nội - trên toàn lãnh thổ Việt Nam, một quốc gia với 96 triệu dân, đứng thứ 15 trong danh sách các quốc gia đông dân nhất thế giới, mỗi ngày có khoảng 12 tấn rác đổ ra môi trường.
Rác thải chất đống trên phố Hà Nội (Ảnh chụp tháng 7/2019)
5,000 tấn rác mỗi ngày ở Hà Nội - trên toàn lãnh thổ Việt Nam, một quốc gia với 96 triệu dân, đứng thứ 15 trong danh sách các quốc gia đông dân nhất thế giới, mỗi ngày có khoảng 12 tấn rác đổ ra môi trường. Trong đó, một thành phố chỉ với 8 triệu dân như Hà Nội thì hàng ngày chôn tới 5,000 tấn rác không qua phân loại triệt để nhằm tái chế, tái sử dụng hoặc giảm thải. Trong số 5,000 tấn rác này, có bao nhiêu là thức ăn bỏ thừa? Vai trò của người tiêu dùng tại Hà Nội như thế nào trong công cuộc giảm thiểu lãng phí thức ăn?
Trong một nghiên cứu gần đây về lãng phí thức ăn do Electrolux thực hiện tại tám quốc gia Châu Á Thái Bình Dương cho thấy có 87% số gia đình được hỏi chia sẻ là hàng tuần đều bỏ thừa thức ăn. Tuần trước, anh/chị/bạn đã bỏ đi bao nhiêu đồ ăn?
Nghiên cứu trên toàn cầu chỉ ra rằng lãng phí thực phẩm đang xảy ra ở mồi công đoạn của chuỗi cung ứng – từ vật liệu chưa chế biến đến sản xuất và đến tay người tiêu dùng. Trong hội nghị Thượng đỉnh về dây chuyền sản xuất đông lạnh của Thế giới vào năm 2018, công ty tư vấn CEL chia sẻ rằng hàng năm, Việt Nam mất 694,000 tấn thịt, bảy triệu tấn ra và hoa quả, và 805,000 tấn hải sản trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Hàng ngày, chúng ta đều thấy bằng chứng về lãng phí thực phẩm đều thấy ở mức độ cá nhân, gia đình và cộng đồng. Theo nghiên cứu của tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) về sự lãng phí và mất mát thực phẩm trên toàn cầu ước tính rằng hàng năm chúng ta bỏ phí khoảng một phần ba lượng thực phẩm sản xuất cho tiêu dùng. Số lượng bỏ phí này có thể cứu đói cho 830 triệu người nghèo trên toàn thế giới.
Người tiêu dùng đưa ra nhiều lý do để lãng phí thực phẩm. Thiếu thông tin dinh dưỡng của thực phẩn cũng dẫn tới lãng phí. Thực phẩm tươi sống là một nét ẩm thực đặc biệt của các món ăn Việt Nam. Điều này ảnh hưởng và thu hút dự chú ý đến công nghệ bảo quản để giữ nét văn hóa ẩm thực truyền thống này. Tuy nhiên công nghệ không phải lúc nào cũng sẵn có. Nhiều người tin rằng thực phẩm tươi sống tốt hơn cho sức khỏe vì vậy họ không muốn cho thực phẩm vào tủ lạnh. Ngoài ra, hầu hết người Việt Nam có thói quen “để phần” cho các thành viên trong gia đình và để dành cho bữa sau, và vì vậy, chúng ta dường như quên thực phẩm trong tủ lạnh hoặc lại không thích giữ lạnh thực phẩm. Các lý do khác bao gồm cả việc nấu quá nhiều hoặc lấy quá nhiều đồ ăn khi ăn tiệc đứng hoặc gọi quá nhiều đồ ăn tại các nhà hàng, và không ai quan tâm để đồ ăn bị bỏ thừa. Vậy nên tất cả thực phầm này đều kết thúc tại thùng rác.
Thức ăn bỏ thừa tại các nhà hàng
Lãng phí thực phẩm gây tốn tiền cho cả các cá nhân và gia đình. Không những thế, bỏ thừa thực phẩm gây áp lực rác lên môi trường, đặc biệt gây ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm. Tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội), người ta ước tính mỗi ngày có khoảng 1,700 mét khối nước rác không được xử lý trước khi đổ ra môi trường. Lượng nước thải này ngấm vào đất và nguồn nước ngầm và từ đó tạo ra các nguy cơ tiềm tàng cho bệnh dịch không chỉ cho người Hà Nội mà còn lây bệnh cho các tỉnh lân cận.
Giải pháp giảm lãng phí thực phẩm cần cách tiếp cần toàn diện và dài hạn từ bên cung và bên cầu, từ mỗi cá nhân đến gia đình và cộng đồng, từ cấp độ quốc gia đến toàn cầu. Với sự tập trung vào người tiêu dùng, các giải pháp cần phân tách được các cá nhân đã nhận biết và chưa nhận biết được vấn đề. Vì thế, các can thiệp thay đổi hành vi cần nhắm tới khuyến khích các hành vi đúng trong một nhóm các cá nhân có trách nhiệm.
Bắt đầu vào ngày Môi trường Thế giới vào năm 2013, chiến dịch truyền thông “Nghĩ.Ăn.Tiết kiệm” được tổ chức Cảnh sát Môi trường Liên hiệp quốc và tổ chức Nông Lương thế giới đồng tổ chức nhằm phòng tránh lãng phí thực phẩm. Các thông điệp chính cho người tiêu dùng tham gia và mỗi giai đoạn tiêu dùng thực phẩm như mua sắm, chuẩn bị nấu ăn và tiêu dùng vẫn đang có hiệu quả, bao gồm mua sắm thông minh hơn, cân nhắc có danh sách đồ cần mua mỗi khi đi chợ, kiểm tra thông tin dinh dưỡng, không bao giờ được tắt tủ lạnh, và lưu ý tới thức ăn thừa.
Hãy nghĩ kỹ trước khi anh/chị/bạn mua hoặc đặt mua thực phẩm! Dùng hết đồ đã chuẩn bị (Ăn hết đồ đã nấu)!
Hãy là người tiêu dùng thông thái!