Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

HSI ra thông cáo chào đón Hiệp định Thương mại giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam

(17:47:30 PM 01/07/2019)
(Tin Môi Trường) - Ngày 1/7/2019, Tổ chức Quốc tế Đối xử Nhân đạo với Động vật (HSI) tại Châu Âu và HSI tại Việt Nam đã cùng ra thông cáo báo chí chào mừng lễ ký kết của hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam tại Hà Nội vào Chủ nhật ngày 30 tháng 6.

Tiến sĩ Joanna Swabe – Giám đốc cấp cao về ngoại giao của HSI tại Châu Âu phát biểu: “Điều đáng khích lệ là EU đã thành công trong việc đàm phán một thỏa thuận thương mại vượt xa các cam kết tiêu chuẩn thông thường từ các Bên nhằm thực hiện đúng và thực thi các thoả thuận đa phương về môi trường. Việc bao gồm các điều khoản yêu cầu cả EU và Việt Nam phải tích cực thực hiện những biện pháp hiệu quả nhằm giảm việc buôn bán trái phép các loài hoang dã như các chiến dịch nâng cao nhận thức, các biện pháp thực thi và giám sát, là một công cụ vô cùng hữu ích trong cuộc đấu tranh với nạn buôn lậu các loài hoang dã trên toàn cầu.

 
Thêm vào đó, chúng tôi hoan nghênh những cam kết rõ ràng trong thoả thuận nhằm nâng cao hợp tác giữa các bên để đẩy mạnh việc bảo vệ các loài thông qua việc đề xuất các loài vào phụ lục của Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Cam kết này có thể giúp bảo vệ nhiều loài vật khỏi vấn nạn khai thác quá mức để cung cấp cho thị trường như việc buôn bán động vật nuôi độc lạ.
 
Về điểm này, chúng tôi đánh giá cao  EU và Việt Nam vì đã bắt đầu hợp tác qua việc gửi những bản đề xuất chung để đưa các loài cá cóc, thạch sùng và cá cóc sần vào Phụ lục II công ước CITES. Những đề xuất này sẽ được các nước thành viên xem xét trong Hội nghị các nước thành viên lần thứ 18 sắp tới mà sẽ được tổ chức tại Geneva  (Thuỵ Sỹ) tháng 8 này.”
 
HSI ra thông cáo chào đón Hiệp định Thương mại giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam
Thạch sùng Mí Cát Bà Goniurosaurus catbaensis -Ảnh: SVRVN
 
Bà Thẩm Hồng Phượng, Giám đốc quốc gia của HSI tại Việt Nam cũng cho biết thêm: Việt Nam đã từng được biết đến là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về đa dạng sinh học. Đáng tiếc, chúng ta đang phải đối mặt với “rừng rỗng” hay “rừng lặng” vì những vấn nạn như mất sinh cảnh sống, săn bắt trái phép với số lượng lớn và buôn lậu động vật hoang dã bắt nguồn từ trong và ngoài biên giới nước ta. Các nghiên cứu gần đây cho thấy Việt Nam đã và đang đóng vai trò là nước cung cấp, tiêu thụ, và trung chuyển cho các đường dây buôn bán trái phép các loài hoang dã này. Năng lực thực thi còn nhiều hạn chế, không có các trang thiết bị hiện đại, cũng như nguồn lực còn mỏng, và đặc biệt là sự thiếu hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu kiểm soát việc buôn bán các loài hoang dã và công tác thực thi pháp luật không đủ nghiêm khắc để có thể răn đe và triệt phá loại tội phạm này.
 
HSI tại Việt Nam mong rằng, thông qua thoả thuận thương mại này, EU có thể hỗ trợ tài chính cho các nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm kiểm soát hiệu quả việc buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã và hỗ trợ việc giảm nhu cầu tiêu thụ và nâng cao năng lực thực thi qua các khoá tập huấn và công cụ cần thiết thông qua việc hợp tác phát triển”. 
 
Thực tế: Vào tháng 8 năm 2018, EU và Việt Nam đã cùng đồng ý với các bản thảo cuối cùng cho các thoả thuận về thương mại và đầu tư. Thoả thuận này đã được kí sau khi nhận được sự đồng thuận của Hội đồng Liên minh Châu Âu. Một khi Nghị viện châu Âu phê chuẩn hiệp định này, các điều khoản sẽ được thực thi.
 
Chương (13) về Thương mại và Phát triển bền vững của hiệp định giữa EU và Việt Nam bao gồm các cam kết thực hiện và thực thi các thoả thuận đa phương về môi trường. Ngoài ra, còn có điều khoản  hướng tới việc bảo tồn đa dạng sinh học và giảm buôn lậu động vật hoang dã thông qua việc trao đổi thông tin về các chiến lược, sáng kiến luật pháp, chương trình, kế hoạch hành động và chiến dịch tăng cường nhận thức cho người tiêu dùng, cùng với cam kết tăng cường hợp tác để thắt chặt việc bảo vệ loài thông qua việc đề xuất đưa các loài vào phụ lục công ước CITES.
 
EU và Việt Nam đã cùng nhau nộp một số đề xuất chung lên Ban thư ký CITES cho kỳ họp các nước thành viên lần thứ 18 sắp diễn ra nhằm đưa những loài bò sát và lưỡng cư sau đây vào Phụ lục II của CITES:
 
(13) loài Thạch sùng chi Gnoiuroseurus phân bố tại Việt Nam và Trung Quốc trong đó có 3 loài đặc hữu  của Việt Nam: thạch sùng mí Cát Bà; thạch sùng mí Hữu liên và thạch sùng mí lichtenfer;
 
(13) loài cá cóc chi Paramesotriton phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm một loài cá cóc nổi tiếng tìm thấy lần đầu tại vườn quốc gia Tam Đảo- cá cóc Tam đảo (Paramesotriton deloustali)
 
Cá cóc sần giống Tylototriton gồm nhiều loài phân bố trong khu vực Đông Nam á và Trung Quốc, trong đó có các loài đặc hữu của Việt Nam như cá cóc Việt Nam (Tylototriton vietnamensis).
 
HSI ra thông cáo chào đón Hiệp định Thương mại giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam
 Cá cóc Tam đảo (Paramesotriton deloustali)
 
Tại các nước như Trung Quốc và Việt Nam, sừng tê giác là một món hàng có giá trị vì nó được coi như một loại thần dược dù trên thực tế không có một bằng chứng khoa học chứng minh những luận điểm này. Sừng tê giác có thể được bán với giá cao tại  thị trường đen nhưng có những dấu hiệu cho thấy giá của sản phẩm này đã hạ trong thời gian gần đây tại Việt Nam nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính phủ trong  việc tăng cường thực thi pháp luật và  của các tổ chức phi chính phủ trong việc giảm nhu cầu sử dụng các loài hoang dã. Một phần của kết quả này đến từ chiến dịch giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác được HSI phối hợp với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 2013. Chiến dịch tiếp cận đa chiều này đã tiếp cận được đến khoảng 34 triệu người – khoảng 1/3 dân số Việt Nam.
 
Vào năm  2016, HSI đồng phối hợp với chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ, đã tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về bảo tồn tê tê cho các nước có tê tê phân bố. Có hơn 30 quốc gia mà tê tê phân bố góp mặt trong hội thảo quốc tế này. Tiếp đó, vào tháng 9/2018, HSI và Vụ bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cùng tổ chức hội thảo tham vấn quốc gia về bảo vệ tê tê. Hội thảo này đã đánh giá và xem xét việc xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ tê tê. 
 
Từ đầu năm 2019, HSI, hợp tác cùng chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai, trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã và đang thực hiện một dự án tại Đồng Nai để ngăn chặn và giảm thiểu xung đột voi người một cách nhân đạo.
LÊ NGUYỄN PHƯƠNG MAI