Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam Hotline: 091.5203050 - 091.5203070 Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com Website:tinmoitruong.com.vn
Bí ẩn loài chim xuất hiện sau 136.000 năm tuyệt chủng
(12:08:07 PM 14/05/2019)
(Tin Môi Trường) - Một sinh vật độc đáo đã hoàn toàn lấy lại thân xác cổ xưa và một lần nữa xâm chiếm đảo san hô ở Ấn Độ sau 136.000 năm tuyệt chủng trong cơn đại hồng thủy.
Nghiên cứu của Đại học Portsmouth và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London (Anh) đã tiết lộ những chi tiết thú vị về gà nước họng trắng Madagasca không biết bay, một loài chim có hình dáng mập mạp đã hồi sinh từ cõi chết trên đảo san hô Aldabra ở Ấn Độ.
Gà nước họng trắng Madagasca - ảnh: Seychelles Islands Foundation
Điều đáng ngạc nhiên là hồ sơ hóa thạch của sinh vật này được tìm thấy tại Aldabra cho thấy toàn bộ loài đã bị tuyệt chủng 136.000 năm trước trong một cơn đại hồng thủy xảy ra trước kỷ băng hà cuối cùng với hình dáng tương tự ngày nay.
Tổ tiên gà nước họng trắng Madagasca từ quê hương Madagasca đã di cư số lượng lớn. Một số hạ cánh ở châu Phi, bị các động vật ăn thịt xóa sổ, một số chết đuối trên đường bay qua Ấn Độ Dương, một số ít may mắn đã tìm được nơi định cư trên một số đảo như Aldabra.
Đảo san hô Aldabra - ảnh: Simisa
Vì trên đảo san hô này vắng bóng các động vật ăn thịt, loài chim này mất dần khả năng bay do không phải đối mặt với các cuộc đào thoát thường xuyên nữa. Loài chim từng vượt đại dương tiến hóa thành con chim mập mạp không thể bay y hệt loài vật mà chúng ta gọi là gà nước họng trắng Madagasca hiện đại.
Để lý giải vì sao loài chim này bỗng xuất hiện trở lại một cách khó hiểu, các nhà khoa học đã phân tích nhiều bằng chứng khảo cổ khác sau thảm họa 136.000 năm trước. Dưới sự nóng lên toàn cầu, những con sóng "quái vật" đã trỗi dậy từ đại dương, quét sạch mọi động thực vật trên Aldabra.
Anh: Seychelles Islands Foundation
Nhưng vài ngàn năm sau thảm họa, đảo san hô Aldabra đã trỗi dậy lần nữa từ lòng biển. Nhiều sinh vật lại tìm đến và định cư ở đó, trong đó có một người bà con từng chung dòng máu với tổ tiên gà nước từng tuyệt chủng. Người bà con này khi đó còn biết bay và đã vô tình vượt đại dương theo cùng một lộ trình.
Sự tiến hóa đã có một trò đùa với những người bà con đến sau khiến loài này cũng mất khả năng bay như các vị tổ tiên đã chết và dần có vẻ ngoài y hệt. Đó chính là lý do gà nước họng trắng Madagasca chúng ta thấy ngày nay hoàn toàn là sinh vật hiện đại nhưng y như "hồn ma" của loài chim cổ đại hiện về.