Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại

(15:30:17 PM 22/02/2019)
(Tin Môi Trường) - Chúng ta nên rửa rau thế nào để rau vẫn luôn sạch và giữ lại được chất dinh dưỡng?

Mỗi loại rau có nguy cơ nhiễm bẩn khác nhau vì thế cần có những cách rửa khác nhau để rau sạch và loại bỏ bớt hóa chất gây hại.

 
1. Ngâm trước khi rửa
 
Ngâm rau trước khi rửa là một việc cần thiết, tuy nhiên chúng ta chỉ nên ngâm trong một khoảng thời gian ngắn để bụi bẩn trên cây rau được bở ra giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc rửa sạch rau. Nếu ngâm rau quá lâu trong nước sẽ khiến thuốc trừ sâu ngấm ngược trở lại, rất độc hại cho sức khỏe của con người. Hơn nữa, trong quá trình ngâm rau chúng ta nên cho một chút muối, điều này thúc đẩy hiệu quả tốt hơn trong việc làm sạch và bảo toàn chất dinh dưỡng của rau.
 
Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
 
 
2. Rửa rau bằng nước vo gạo
 
Trong nước vo gạo có tính axit có thể làm mất độc tính thuốc trừ sâu organophosphorus. Vì vậy, trước khi rửa rau bạn nên ngâm rau vào nước vo gạo khoảng 10 phút nhằm loại bỏ lượng thuốc trừ sâu còn sót lại.
 
3. Dùng nước sôi rửa rau với những loại rau nhất định
 
Đối với các loại rau như tiêu xanh, súp lơ hay cần tây trước khi đưa vào chế biến chúng ta nên chần qua một lần nước sôi có thể giúp loại bỏ bớt hóa chất gây hại.
 
4. Phơi dưới ánh nắng mặt trời
 
Tia cực tím là cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu. Một nghiên cứu cho thấy rau và trái cây được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian ngắn sẽ khiến lượng thuốc trừ sâu organochlorine và thủy ngân hữu cơ giảm 60%. Do đó, các loại rau dễ bảo quản có thể được phơi dưới ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian nhất định trước khi sử dụng.
 
Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
 
5. Tùy vào tính chất của từng loại rau khác nhau để lựa chọn cách rửa phù hợp
 
Ví dụ như cải thảo hoặc cải bẹ dùng để làm kimchi và muối dưa, chúng ta cần tách từng lá sau đó dùng khăn rửa sạch trong các hốc lá, mặt trong và mặt ngoài lá.
 
Những loại rau lá mềm, mỏng như rau cải xanh, rau cải cúc sau khi được loại bỏ gốc, đặt trực tiếp rau vào chậu nước nhẹ nhàng rửa rau để các chất bẩn ra hết và không làm nát rau bảo toàn dinh dưỡng.
 
Đối với rau bắp cải cần loại bỏ lá già bên ngoài. Cắt đôi cây bắp cải ngâm vào nước trong một khoảng thời gian ngắn để rửa sạch bụi bẩn rồi mới thái nhỏ bắp cải để sử dụng.
(Theo Sohu)